Tảng băng trôi A-76 có diện tích khoảng 4.320 km2.
Trang Live Science cho hay, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, tảng băng hình ngón tay này dài khoảng 170 km và rộng 25 km, được vệ tinh phát hiện khi nó di chuyển từ phía Tây của thềm băng Ronne tại Nam Cực.
Núi băng này hiện đang trôi tự do trên biển Weddell, một vịnh lớn ở phía Tây Nam Cực. Tảng băng trôi có diện tích khoảng 4.320 km2, lớn gấp 3 lần diện tích thành phố New Delhi của Ấn Độ, là tảng băng lớn nhất thế giới hiện nay và được đặt tên là A-76 theo góc phần tư Nam Cực, nơi nó được phát hiện lần đầu tiên và được chụp bởi Copernicus Sentinel, sứ mệnh quan sát Trái đất từ Chương trình Copernicus của EU gồm chùm 2 vệ tinh quay trên quỹ đạo địa tĩnh quanh vùng cực của Trái đất.
Ảnh chụp từ 2 vệ tinh đã xác nhận một phát hiện trước đó được thực hiện bởi Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh, tổ chức đầu tiên nhận thấy tình trạng tách ra của tảng băng này.
Do thềm băng mà núi băng trôi này tách ra trôi nổi trên mặt nước, sự kiện này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước biển.
Tuy vậy, theo Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia (NSIDC), các thềm băng giúp làm chậm dòng chảy của sông băng và dòng băng ra biển, do đó việc mất đi các phần của thềm băng sẽ góp phần làm cho mực nước biển dâng cao.
Video mô tả của kênh Downt To Earth:
NSIDC cũng cho biết, lục địa Nam Cực, nơi đang ấm lên với tốc độ nhanh hơn bất kỳ phần còn lại nào của Trái đất, chứa đủ nước đóng băng để nâng mực nước biển toàn cầu lên 60 m.
Các chuyên gia khoa học không cho rằng, tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra đã dẫn đến sự nứt vỡ của tảng băng A-76 từ núi băng trôi trước đó mang tên A-74.
Laura Gerrish, một nhà nghiên cứu tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh, cho biết, tình trạng A76 và A74 nứt vỡ và tách ra chỉ là một phần của chu kỳ tự nhiên trên các thềm băng.
Nhà khoa học này cho rằng, điều quan trọng là phải theo dõi tần suất nứt vỡ của tất cả các tảng băng trôi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận