Thiên thạch còn được gọi là “đá trời” là một dạng vật chất ở ngoài Trái Đất
Theo truyền thông Nga ngày 12/1, giới khoa học nước này vừa phát hiện một thiên thạch rơi xuống Trái Đất và gây ra vụ nổ lớn, tàn phá bầu khí quyển tại khu vực Kamchatka, miền viễn Đông nước Nga.
Giám đốc chi nhánh Kamchatka thuộc trung tâm nghiên cứu liên bang Dịch vụ địa vật lý thống nhất của Viện hàn lâm khoa học Nga Danila Chebrov cho hay, các chuyên gia bắt đầu tìm kiếm dấu hiệu thiên thạch sau khi nhận được nhiều video do một số nhân chứng quay và phát tán trên mạng xã hội.
Sau đó, giới chức Nga cũng công bố đoạn video ghi lại hành trình bay và vụ nổ mà thiên thạch gây ra.
Qua tìm hiểu, các nhà nghiên cứu từ trạm hạ âm đặt tại làng Nachiki xác định tín hiệu thiên thạch đi vào bầu khí quyển gần bờ biển phía tây Kamchatka vào ngày 11/1 lúc 8.09 giờ địa phương (tức khoảng 03:09 giờ Việt Nam vào ngày 11/1).
Trước khi bị phá hủy, thiên thạch chuyển động, va chạm qua các lớp dày đặc của khí quyển trong 55 giây.
Theo ông Danila Chebrov, căn cứ đánh giá sơ bộ về tín hiệu, có thể giả định rằng đường kính của vật thể này nhỏ hơn 10 mét. Năng lượng của vụ nổ nằm trong khoảng 1,5 kiloton, tương đương lượng của thuốc nổ cực mạnh TNT.
Thiên thạch còn được gọi là “đá trời” là một dạng vật chất ở ngoài Trái Đất. Ở ngoài Trái đất, vật chất này được gọi là “vẫn thạch”. Sau di chuyển trong không gian, va phải bầu khí quyển, nó hình thành thiên thạch. Các thiên thạch thường ở trạng thái rắn, không có hình dạng nhất định.
Vì thiên thạch có tốc độ di chuyển rất nhanh nên khi va chạm với bầu khí quyển sẽ tạo ra hiện tượng bốc cháy thậm chí với thiên thạch kích thước lớn có thể tạo thành những vụ nổ lớn như vụ việc tại Nga ở trên.
Thông thường các thiên thạch sẽ bốc cháy hết trước khi va chạm với bề mặt Trái Đất nhưng vẫn có những trường hợp thiên thạch cháy dở và rơi xuống, trở thành vật quý hiếm được săn lùng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận