Quân sự

Video: Thử nghiệm nổ như động đất sát tàu sân bay USS Gerald R. Ford

22/06/2021, 17:10
image

Đây cũng là sự kiện đánh dấu một thử nghiệm gây sốc đầu tiên trong hơn ba thập kỷ qua liên quan một tàu sân bay.

img

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân Hoa Kỳ và vụ nổ ngay bên cạnh được quan sát từ trên cao.

Theo Daily Mail ngày 22/6, hôm 18/6 vừa qua, Hải quân Hoa Kỳ đã kích hoạt hàng tấn chất nổ cực mạnh gần tàu sân bay USS Gerald R. Ford.

Sức mạnh của vụ nổ tương đương một trận động đất 3,9 độ richter, được tạo ra để kiểm tra khả năng bị tấn công của tàu sân bay trong một trận chiến tiềm tàng.

Vụ thử nghiệm này là sự kiện đầu tiên trong một loạt các thử nghiệm khả năng chống đỡ và va chạm toàn tàu để chứng minh liệu tàu sân bay có thể bị trúng đạn và bị tiêu diệt trong các trận chiến trên biển hay không.

Đây cũng là sự kiện đánh dấu một thử nghiệm gây sốc đầu tiên trong hơn ba thập kỷ qua liên quan một tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ.

Hải quân Mỹ sau đó đã ăn mừng thành công của cuộc thử nghiệm vào hôm thứ Bảy, sau đúng một ngày diễn ra sự kiện gây sốc. bài đăng trên Twitter của Hải quân Mỹ viết rằng “ban lãnh đạo và thủy thủ đoàn đã chứng minh được khả năng chiến đấu và vượt qua những cú sốc. Tàu chiến của chúng ta có thể tiếp tục sứ mệnh...”

Thử nghiệm chịu đựng sóng xung kích liên quan đến việc kích nổ khối lượng chất nổ cực mạnh gần con tàu để mô phỏng cách nó hoạt động trong điều kiện chiến đấu.

Mục đích không phải là làm hư hại tàu sân bay có thủy thủ đoàn bên trong, mà là để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của nó đối với chấn động và rung chấn gây ra bởi những sự cố tương tự khi chiến tranh.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford trong khi tham gia thử nghiệm đã được gắn các cảm biến để đo tác động của vụ nổ và các thay đổi sau đó.

Hải quân Hoa Kỳ cho biết hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford được thiết kế bằng cách sử dụng các phương pháp mô hình máy tính tiên tiến, trải qua nhiều thử nghiệm và phân tích để đảm bảo con tàu cứng cáp để chịu được các điều kiện khó khăn khi chiến đấu và những thử nghiệm va đập này cung cấp dữ liệu được sử dụng để xác nhận độ cứng của vỏ tàu và khả năng chống va đập của tàu sân bay.

Trong thử nghiệm hôm thứ Sáu ở ngoài khơi bờ biển bang Florida, Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đã ghi nhận một vụ nổ tương đương với một trận động đất 3,9 độ richter.

Theo Hải quân Mỹ, các cuộc thử nghiệm đang được thực hiện tuân thủ các yêu cầu về giảm thiểu môi trường, tôn trọng các tập tính và thời điểm di cư đã biết của sinh vật biển trong khu vực thử nghiệm.

Sự kiện cũng tuân theo các giao thức rộng rãi để đảm bảo an toàn cho cả quân nhân và các cá nhân không phải lực lượng quân đội đã tham gia thử nghiệm.

img

Hình ảnh cắt từ video.

Các thử nghiệm mới nhất này là giai đoạn tiếp theo sau khi tàu USS Gerald R. Ford hoàn thành thành công 18 tháng thử nghiệm sau khi bàn giao cho Hải quân Mỹ từ tháng 4.

Hiện tàu USS Gerald R. Ford sẽ quay trở lại cảng Newport News Shipbuilding trong giai đoạn sẵn sàng trang bị theo kế hoạch trong sáu tháng đầu tiên, nơi nó sẽ trải qua quá trình “hiện đại hóa, bảo trì và sửa chữa trước khi đi vào hoạt động”, Hải quân Hoa Kỳ cho biết.

Cuộc thử nghiệm thành công sẽ giúp Hải quân và các quan chức quốc phòng nhẹ nhõm khi tàu USS Gerald R. Ford đã phải đối mặt với những thách thức ngay từ đầu, bao gồm sự chậm trễ trong sản xuất và chi phí vượt mức.

Nó là con tàu đắt nhất trong lịch sử Hải quân Hoa kỲ, ban đầu được cho là có giá 10,5 tỷ USD trước khi giá tăng lên 13,3 tỷ USD.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford cũng gặp vấn đề với hệ thống phóng máy bay phản lực và thang máy di chuyển vũ khí.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford dự kiến ​​sẽ sẵn sàng được đưa vào sử dụng vào năm 2024.

Hải quân Hoa Kỳ hiện có ba tàu sân bay lớp Ford khác đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau gồm: USS John F. Kennedy, USS Enterprise và USS Doris Miller.

Lần cuối cùng Hải quân Mỹ thực hiện các cuộc thử nghiệm chống va chạm toàn tàu (FSST) trên một trong những tàu sân bay của họ vào năm 1987, với tàu sân bay lớp Nimitz USS Theodore Roosevelt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.