Xuất khẩu dệt may của Việt Nam được kỳ vọng tăng gấp đôi khi Việt Nam tham gia TPP |
Đây là kiến nghị của nhóm tác giả cuốn sách Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014 ra mắt sáng nay (24/4) tại Hà Nội. Cuốn sách do ông Đinh Tuấn Minh – Viện Chiến lược và chính sách KHCN và ông Phạm Thế Anh – Khoa Kinh tế học (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) chủ biên.
Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, trong khuôn khổ các hiệp định thương mại (FTA) với các nước nội khối ASEAN, Việt Nam đã phải mở cửa gần như toàn bộ thị trường cho hàng hóa của 9 nước còn lại trong ASEAN. Đây đều là các nước có cơ cấu sản phẩm cạnh tranh với chúng ta nên áp lực cạnh tranh khi mở cửa thị trường là rất lớn.
Thêm vào đó, Việt Nam cũng mở cửa tương đối rộng đối với Trung Quốc - hiện đang có lợi thế cạnh tranh rất mạnh trong nhiều ngành, thậm chí cả những ngành mà Việt Nam mạnh nhất như dệt may, da giày...
“Do đó, việc mở cửa thị trường nội địa cho các đối tác khác bây giờ sẽ không thực sự gây ra nhiều tác động nữa, mà hàng hóa nước ngoài vào có chăng chỉ là cạnh tranh và thay thế thị phần của các hàng nhập khẩu từ các nước đã ký FTA của Việt Nam”, nhóm nghiên cứu đánh giá.
Do đó, theo nhóm nghiên cứu, Việt Nam không cần quá giữ đối với các ngành thực tế đã mở cửa theo các FTA cũ mà có thể dùng nó để đánh đổi lấy các lợi ích khác trong các FTA sẽ ký trong tương lai.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán cùng lúc 7 FTA quan trọng, trong đó 2/7 FTA đã đàm phán xong và đang chuẩn bị ký kết là FTA Việt Nam - Hàn Quốc và Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan. Trong số 5 FTA còn lại, quan trọng là FTA đang trong quá trình đàm phán là FTA Việt Nam – EU và Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TTP) được kỳ vọng sẽ kết thúc trong tháng 6 và cuối năm nay.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận