Việt Nam phản đối việc Trung Quốc đơn phương thông báo cấm đánh bắt cá trên Biển Đông |
Thông báo nghỉ cấm bắt cá của Trung Quốc được đăng tải trên trang thông tin của Chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc và một số tờ báo điện tử nước này. Theo đó, Trung Quốc thông báo về thời gian, phạm vi và biện pháp thực thi cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h00 ngày 16/5/2016 đến 12h00 ngày 1/8/2016.
Ông Bình khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, cũng như các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việc làm này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.
Cách đây vài ngày, China Daily dẫn lời ông Triệu Hưng Vũ, Cục trưởng Cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bên lề một cuộc họp báo trước đó rằng, nước này sẽ đơn phương “ngăn chặn các hoạt động khai thác tài nguyên biển trong mùa sắp tới” ở Biển Đông.
Động thái đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông, được tuyên bố áp đặt từ ngày 16/5 cho tới 1/8. Đây là động thái hoàn toàn phi pháp của Bắc Kinh, áp đặt trên gần như toàn bộ Biển Đông, “bao gồm các khu vực phía bắc vĩ tuyến 12, kể cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và khu vực bãi cạn Scarborough” áp dụng đối với tất cả tàu thuyền Trung Quốc và nước ngoài, theo China Daily.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đơn phương tuyên bố cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Tháng 5 năm ngoái, giới chức TP Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) cũng ngang nhiên thông báo “Phương án thực thi công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt trên biển của Thành phố Hải Khẩu năm 2015”. Trong đó cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12h00 ngày 16/5/2015 đến 12h00 ngày 1/8/2015, trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận