Ngày 5/12, Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam năm 2014 có chủ đề “Cải cách thể chế kinh tế, tăng cường khả năng tự chủ và sức cạnh tranh” đã được tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch đầu tư, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, nhiều bộ ngành và tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…
Tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, những năm qua, Việt Nam đã đặt được những thành quả khá toàn diện trên các lĩnh vực cả về kinh tế, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, tăng cường đối thoại quốc tế, cả thiện môi trường kinh doanh.
Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn cho rằng, những kết quả Việt Nam đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu mong muốn của Việt Nam. “Chúng tôi sẽ làm tốt hơn, hiệu quả hơn và chúng tôi hoàn toàn có khả năng làm tốt hơn, hiệu qủa hơn”, Thủ tướng khẳng định.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa cũng đánh giá, suốt 20 năm qua, Việt Nam đã trở thành quốc gia có tốc độ tăng GDP đầu người nhanh thứ hai trên thế giới. Ba năm qua, Việt Nam liên tiếp đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững lạm phát ở mức 1 con số, tỷ gia hối đoái ổn định, xuất khẩu tăng trưởng mạnh, tạo vị thế vững chắc trong cán cân đối ngoại… cho thấy quá trình hồi phục tăng trưởng kinh tế.
Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam năm nay, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ ngành đã cùng các đối tác phát triển của Việt Nam tập trung thảo luận, đề xuất những giải pháp cái cách thể chế kinh tế, tăng cường sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, vài năm qua, kinh tế tư nhân Việt Nam đã phải vật lộn với nhiều khó khăn thử thách, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhiều doanh nghiệp giảm quy mô… Do đó, Việt Nam cần khuyến khích phát triển một khu vực kinh tế tư nhân phát triển năng động hơn. “Không có quốc gia nào có thể phát triển nếu dự hoàn toàn hoặc ỷ lại vào khu vực doanh nghiệp nước ngoài”, bà Kwakwa nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam sẽ tập trung hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân theo hiếp pháp, huy đông và phát huy sự tham gia của các thành phần phát triển kinh tế. Đồng thời, cải cách mạnh thủ tục hành chính, cải cách tốt hơn môi trường kinh doanh để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp nhỏ, vừa.
Về vấn đề cải cách thể chế, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, những nỗ lực của Việt Nam đã tạo ra môi trường đầu tư Việt Nam tương đối hấp dẫn hơn so với các nước cùng trình độ. Trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 2 (năm 2016)… nên đây là cơ hội để Việt Nam lên kế hoạch cho một đợt cải cách thể chế mới nhằm nâng cao năng suất, đẩy mạnh tăng trưởng, hiện đại hóa nền kinh tế, xây dựng một xã hội hòa đồng hơn.
“Nếu các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách có thể tận dụng cơ hội này, thì đó là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam thành công với tư cách là một nước thu nhập trung bình và giúp Việt Nam nhanh chóng đặt nền móng thực hiện hoài bão trở thành một nền kinh tế thu nhập cao”, bà Kwakwa nhấn mạnh.
Quỳnh Anh
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận