Vietnam Airlines đang có những bước đi chiến lược để chuyển sang mô hình công ty cổ phần |
Đại hội cổ đông lần thứ nhất của Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/3 tới đây. Sự kiện này đống nghĩa với việc Hãng hàng không quốc gia đang hoàn tất những việc cuối cùng để chuyển sang hoạt động theo mô hình mới: Công ty cổ phần.
Tiếp tục thực hiện bán chiến lược
Theo dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động trình Đại hội cổ đông, Vietnam Airlines có vốn điều lệ hơn 11.198 tỷ đồng. Trong số này, cổ phần Nhà nước nắm giữ là 94,443%; cổ phần ưu đãi bán cho cán bộ công nhân viên là 1,121%; cổ phần ưu đãi bán cho tổ chức công đoàn là 0,063% và cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường là 4,373%.
Điểm đáng lưu ý là Vietnam Airlines sẽ tiếp tục thực hiện bán chiến lược sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. “Theo phương án cổ phần hoá, Vietnam Airlines sẽ tiến hành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược song song với quá trình bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với thời gian dự kiến kéo dài trên 6 tháng kể từ thời điểm gửi Bản công bố tin ngắn cho các nhà đầu tư tiềm năng. Tại thời điểm diễn ra Đại hội cổ đông lần thứ nhất, quá trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược chưa kết thúc và dự kiến sẽ còn kéo dài sau thời điểm Tổng công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (31/3/2015) để chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần”, Chủ tịch HĐTV Vietnam Airlines Phạm Viết Thanh cho biết.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cũng yêu cầu sau khi chuyển đổi mô hình, hãng hàng không quốc gia phải sớm kết thúc việc chào bán khoảng 282 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo đúng phương án cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Năm 2015, Vietnam Airlines đặt mục tiêu vận chuyển 16,7 triệu lượt khách |
Với mức giá chào bán kỳ vọng tối thiểu bằng mức giá đấu giá IPO trong nước thành công thấp nhất (22.300 đồng), trường hợp chào bán thành công toàn bộ 282 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược (tập đoàn hàng không hoặc nhà đầu tư tài chính), Vietnam Airlines sẽ thu được ít nhất 6.289 tỷ đồng. Đại diện Vietnam Airlines cho biết, số tiền này sẽ được sử dụng để thực hiện dự án đầu tư đội máy bay. Phần thặng dư sẽ được sử dụng để tăng phần vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines khi công ty cổ phần tăng vốn điều lệ.
Tháng 5/2015, sẽ khai thác máy bay thân rộng thế hệ mới
“Định hướng chiến lược của Tổng công ty giai đoạn 2015 - 2018 là xây dựng Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không tiên tiến, thuộc nhóm hãng hàng không đứng đầu khu vực ASEAN về quy mô, giữ vị thế chi phối trong vận tải hàng không Tiểu vùng hợp tác vận tải hàng không giữa Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Hiện vẫn chưa rõ thời điểm cổ phiếu VNA chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, trước đó, Chủ tịch HĐTV Vietnam Airlines, ông Phạm Viết Thanh cho biết, trong vòng một năm sau khi chuyển thành CTCP, Vietnam Airlines sẽ tích cực hoàn tất các thủ tục để có thể niêm yết trên sàn chứng khoán. Ông Thanh cũng từ chối trả lời câu hỏi của PV về việc sẽ niêm yết tại sàn nào với lý do “quá sớm để trả lời”. Theo quyết định vừa được Bộ trưởng GTVT ký, ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) được giao đại diện cho 391.954.195 cổ phần, chiếm 35% vốn điều lệ, giới thiệu ứng cử Chủ tịch HĐQT Tổng công ty. Ông Phạm Ngọc Minh đại diện cho 335.960.738 cổ phần, chiếm 30% vốn điều lệ sẽ tham gia ứng cử Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc TCT. Ông Lưu Văn Hạnh được giao đại diện cho 164.861.534 cổ phần, chiếm 14,7215% vốn điều lệ và ông Nguyễn Huy Tráng được giao đại diện cho 164.861.534 cổ phần, chiếm 14,7215% vốn điều lệ được giới thiệu ứng cử Thành viên chuyên trách HĐQT. |
Phấn đấu đến năm 2015, chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Vietnam Airlines thuộc loại khá trong khu vực, mang bản sắc văn hóa Việt Nam, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đạt tiêu chuẩn 4 sao; đến năm 2020 trở thành hãng hàng không được ưa chuộng ở châu Á về chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất”, ông Phạm Viết Thanh khẳng định.
Được biết, Vietnam Airlines hiện đang sở hữu mạng đường bay nội địa gồm 39 đường bay đến 21 điểm phủ khắp các vùng miền của đất nước cùng với mạng đường bay quốc tế gồm 52 đường bay đến 29 điểm thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, hãng đang hợp tác liên danh chia sẻ chặng bay, chuyến bay… với 20 hãng hàng không.
Vietnam Airlines cũng là hãng hàng không duy nhất ở Việt Nam sở hữu một hệ thống các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không như: Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO), Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO), các công ty giao nhận hàng hóa, các công ty chế biến suất ăn và các công ty cung cấp dịch vụ mặt đất tại các sân bay.
Trong ba năm tới, Vietnam Airlines đặt mục tiêu vận chuyển khoảng 84,9 triệu lượt khách, tăng trưởng 16,1%/năm và hàng hóa đạt 0,976 triệu tấn, tăng trưởng 13,9%; tổng doanh thu đạt 383.674 tỷ đồng, trong đó doanh thu công ty mẹ là 293.605 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân hợp nhất đạt 7,13%.
Tuy mục tiêu kế hoạch của ba năm 2015 - 2018 được đánh giá là “khá tham vọng” song riêng trong năm 2015, năm đầu tiên hoạt động theo mô hình mới, Hãng Hàng không quốc gia VN lại chỉ đặt ra những mục tiêu được đánh giá là “tương đối khiêm tốn” với tổng sản lượng vận chuyển khách là 16,7 triệu lượt khách, tổng doanh thu 55 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ đạt 179,8 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn tổng công ty đạt 613 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2015, Vietnam Airlines cho biết sẽ chi hơn 21,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 92,3% tổng vốn đầu tư 2015) để đầu tư cho đội tàu bay. “Trong năm nay, Vietnam Airlines sẽ nhận 12 tàu bay mới gồm: Ba tàu bay A321, bốn tàu bay A350, 5 B787-9; trả hai tàu bay A330 và bán hai tàu bay B777-200 ER để trẻ hoá và hiện đại hoá đội tàu bay thân rộng”, đại diện Vienam Airlines nói. Từ tháng 5/2015, Vietnam Airlines sẽ chính thức khai thác hai dòng máy bay thân rộng thế hệ mới, hiện đại của thế giới là Airbus A350-900 và Boeing 787-9. Ở châu Á, Vietnam Airlines sẽ là hãng đầu tiên đồng thời đưa vào khai thác cùng một lúc hai loại máy bay này. Dự kiến, hãng đưa tàu bay mới vào khai thác trên đường bay giữa Việt Nam với Anh, Pháp, Đức để sau đó tiếp tục bổ sung cho các đường bay khác.
Một Vietnam Airlines mới Những ngày qua, tràn ngập trên mặt báo là thông tin về việc Hãng hàng không Quốc gia VN Vietnam Airlines thay đổi nhận diện thương hiệu, từ đồng phục phi công, tiếp viên đến việc thay đổi logo sau hơn 10 năm sử dụng. Người bảo đẹp, kẻ chê xấu, người nói tiện dụng, kẻ lại bảo thiếu nét truyền thống, không nhận ra hình ảnh Việt Nam… Hoàn toàn có thể hiểu những suy nghĩ, bình luận trái chiều này bởi những thay đổi, dù lớn hay nhỏ cũng khó có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Chỉ có thể nói, Vietnam Airlines đang thay đổi. Tuy nhiên, những thay đổi tạm gọi là từ “vẻ ngoài” mà hãng hàng không quốc gia đang tích cực thông tin trên mặt báo này lại không phải là thông tin mà dư luận cả nước thực sự quan tâm. Cái mà cả người dân, dư luận và nhà quản lý quan tâm chính là sự thay đổi cốt lõi về bản chất quản trị sau khi doanh nghiệp này chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, hay nói đơn giản hơn: Vietnam Airlines sẽ như thế nào, thay đổi ra sao sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần? Cụ thể hơn, hãng hàng không quốc gia sẽ phát triển như thế nào? Mục tiêu đặt ra đã thực sự xứng với vị thế, kỳ vọng của một hãng hàng không hàng đầu Việt Nam? Giải pháp nào để Vietnam Airlines hoàn tất những mục tiêu đề ra? Người đứng đầu Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng không ít lần nhấn mạnh, chúng ta thực hiện CPH thì phải thay đổi bản chất quản trị doanh nghiệp chứ không đơn giản chỉ là thay đổi cái tên, hay mô hình sở hữu. Lãnh đạo đơn vị cần phải thay đổi cách nghĩ, cách làm để đưa doanh nghiệp phát triển phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường lấy năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc làm thước đo. Chỉ có như thế, hiệu quả hoạt động và thương hiệu mới được tăng lên. Đời sống và thu nhập của người lao động mới được cải thiện. Thanh Bình |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận