Giải pháp về công nghệ và thiết bị đã sẵn sàng để hành khách có thể tự in vé tàu ở bất cứ đâu. |
Tổng công ty Đường sắt VN (VNR) đặt mục tiêu đến tháng 9/2015 sẽ hoàn thành toàn bộ công đoạn triển khai dự án vé tàu điện tử để hành khách có thể dễ dàng tự in vé ra tàu. Thế nhưng, mọi giải pháp về công nghệ, thiết bị đã hoàn tất, tuy nhiên đến nay hành khách vẫn chưa thể tự in vé tàu bởi vướng thủ tục pháp lý.
Thiết bị đã sẵn sàng
Theo quy định, hành khách có thể mua được vé tàu mọi lúc mọi nơi thông qua hệ thống bán vé tàu tự động trên mạng internet. Tuy nhiên, sau khi đặt được chỗ và thanh toán, hành khách vẫn phải ra ga lấy vé. Đây là điều khá bất tiện.
Anh Đoàn Văn Đà ở thôn Lễ Thượng, Châu Can, Phú Xuyên, Hà Nội cho biết: "Việc mua vé tàu đã thuận tiện hơn trước nhiều so với trước, thế nhưng hành khách vẫn phải ra ga lấy vé trước khi tàu chạy. Chúng tôi có thể đến sát giờ tàu chạy mới ra ga lấy vé, nhưng sẽ rất bất tiện nếu như vào mùa cao điểm khách đông, rất dễ bị chậm tàu. Nếu như khách ra ga trước mấy tiếng để lấy vé cũng rất mất thời gian”.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Giải pháp dịch vụ vận tải hành khách (Công ty Giải pháp công nghệ FPT) – đối tác xây dựng và vận hành hệ thống bán vé tàu điện tử cho VNR cho biết, đến nay giải pháp về công nghệ và thiết bị đã sẵn sàng để hành khách có thể tự in vé tàu ở bất cứ đâu.
“Lợi ích lớn nhất của vé điện tử là hành khách có thể in vé tàu mọi lúc mọi nơi, không phải ra ga lấy vé mất thời gian. Chúng tôi đã trang bị khoảng 120 thiết bị soát vé cầm tay cho nhân viên trên tàu. Tính trung bình mỗi tàu khoảng 2 thiết bị. Trên mỗi tấm in vé điện tử có ma trận nên không thể làm giả. Trong trường hợp vé giả sẽ bị thiết bị cầm tay phát hiện. Hơn nữa, chúng tôi cũng đã trang bị khoảng 30 ki ốt (máy in vé kết nối mạng internet) ở tại các ga để hành khách in vé. Chỉ cần nhập mã code đặt chỗ vào máy sẽ biết được thông tin hành khách và có thể in được luôn. Thiết bị này rất dễ sử dụng để mọi đối tượng khách hàng đều có thể tự in vé ngay tại ga”, ông Bình nói.
Tuy nhiên, theo ông Bình, người dân cũng phải cung cấp thông tin đầy đủ khi thực hiện in vé điện tử để đảm bảo quyền lợi cho chính mình. Việc cung cấp giấy tờ tùy thân sẽ là điều kiện bắt buộc đối với hành khách đi tàu. Hơn nữa còn là lý do đảm bảo an ninh trên tàu.
Vẫn vướng khâu... thủ tục
Giải pháp và thiết bị đều đã sẵn sàng, thế nhưng hành khách chưa tự in vé điện tử được bởi vướng mắc ở thủ tục pháp lý. Theo quy định, hiện mỗi tấm vé tàu được coi như một hóa đơn nên phải có máy in chuyên dụng và được lưu trữ mã số seri. Vậy nên, khi khách hàng được phép tự in vé tàu thì tấm vé này phải được coi là một hóa đơn điện tử. Vấn đề này ngành Đường sắt chưa thể tự quyết được.
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc VNR cho biết, mục tiêu đến tháng 9, hành khách có thể tự in vé tàu. Vấn đề còn cần thời gian để hoàn thành đăng ký phát hành hóa đơn điện tử. Để đẩy nhanh việc này, VNR đã giao cho hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn để làm thủ tục đăng ký phát hành hóa đơn điện tử.
“Hai công ty này sẽ phải làm việc đăng ký với đơn vị thuế để phát hành hóa đơn điện tử. Sau đó, họ được phép phát hành hóa đơn điện tử. Hệ thống hóa đơn điện tử trong tương lai cũng sẽ giúp ngành Đường sắt có thể áp dụng trong vận tải hàng hóa” – ông Hoạch cho biết.
“Theo chỉ đạo của VNR đến trước ngày 15/7 tới phải thay đổi máy in vé ở các ga, mở tài khoản trung gian, đăng ký ngân hàng, làm các thủ tục đăng ký với Bộ Tài chính để được phép chấp thuận hóa đơn điện tử. Mục tiêu đến tháng 9 này sẽ đưa vé điện tử vào hoạt động, nên công ty đang xúc tiến làm việc với các bên liên quan để đạt được mục tiêu này”. Ông Nguyễn Văn Bính, |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận