Ngày 14/4, trong phiên hỏi và trả lời diễn ra trên kênh mạng xã hội của WHO, Giám đốc các chương trình khẩn cấp của WHO - ông Michael Ryan nhận định, sẽ là sai lầm nếu cho rằng đại dịch Covid-19 dần hạ nhiệt và trở thành bệnh đặc hữu.
Theo ông Ryan, Covid-19 chưa thuyên giảm hay trở thành căn bệnh theo mùa, thực chất dịch bệnh này "vẫn gây biến động và có khả năng dẫn đến các đợt dịch lớn".
Bên cạnh đó, theo ông Ryan, dù Covid-19 có trở thành bệnh đặc hữu cũng không đồng nghĩa với việc mọi thách thức sẽ chấm dứt và lấy dẫn chứng bệnh lao, sốt rét là những căn bệnh đặc hữu vẫn khiến hàng triệu người tử vong mỗi năm, làm ví dụ.
Nhân viên y tế tại Thượng Hải
Chia sẻ quan điểm trên, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO, cũng mới bị Covid-19 và đang tự cách ly tại Mỹ, nhận định rằng virus SARS-CoV-2 vẫn đang lây lan mạnh trên thế giới, là nguyên nhân dẫn đến số lượng lớn các ca tử vong và gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhiều mặt.
Tuần trước, số ca tử vong vì Covid-19 giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát nhưng vẫn ở mức 20.000 người - con số theo ông Ryan đánh giá vẫn quá nhiều và kêu gọi thế giới không nên tự mãn mà buông lơi.
Theo ông Ryan, khi các bệnh dịch lắng xuống và có diễn biến đặc hữu, nó chuyển sang tập trung vào một bộ phận người dân cụ thể như trẻ nhỏ tương tự như bệnh sởi và bệnh bạch hầu, vì cơ thể trẻ em thường nhạy cảm hơn với các loại virus.
Nếu tỷ lệ tiêm chủng giảm, như đã xảy ra với việc tiêm vaccine ngừa bệnh sởi, dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận