Trong thời gian tới tình hình sạt lở diễn ra tại ĐBSCL sẽ vẫn còn khá phức tạp |
Ngày 26/7, trước tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông của vùng ĐBSCL đang có diển biến ngày càng phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị “Về giải pháp kỹ thuật phòng, chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL" để bàn về các giải pháp ứng phó với loại thiên tai này.
Theo Viện khoa học thủy lợi miền Nam, nguyên dân dẫn đến tình trạng xói lở tại vùng ĐBSCL là do việc xây dựng các công trình hồ chứa ở thượng lưu sông Mekong làm giảm lượng bùn cát trên sông và ven biển Nam Bộ. Số liệu báo cáo Ủy ban sông Mekong quốc tế cũng chỉ rõ, có khoảng 70% lượng bùn cát, phù sa sẽ bị giữ lại ở các đập thủy điện trên thượng nguồn. Thậm chí, trong kịch bản xấu nhất sẽ có 97% lượng bùn cát bị giữ lại, chỉ còn 3% về ĐBSCL. Sự suy giảm bùn cát này chính là nguyên nhân khiến cho quá trình xói lở diễn ra nhanh hơn trong khi đó hiện tượng bồi tụ lại giảm đi.
Các nguyên nhân khác như tình trạng khai thác cát trong thời gian qua diễn ra khá mãnh liệt trên diện rộng, thêm nữa hành lang sông chưa được quản lý tốt, việc xây cất các công trình tải trọng lớn trên kênh vẫn rất phổ biến. Ngoài ra việc tàu thuyền đi lại trên kênh với vận tốc lớn cũng đến việc xói lở ở ĐBSCL.
Theo báo cáo, từ năm 2010 đến nay toàn vùng có 562 điểm sạt lở với diện tích 786km2. Trong đó, có 55 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong thời gian tới, khi có tình huống khân cấp xảy tra liên quan đến vấn đề sạt lở thì Chủ tịch UBND tỉnh chủ động ra quyết định xử lý thay vì chờ qua các thủ tục xin chủ trương như hiện nay.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng đồng tình với nhận định thực trạng xói lở bờ sông, bờ biển trong thời gian tới sẽ diễn ra phức tạp hơn do ảnh hưởng từ xây dựng hồ chứa ở thượng nguồn sông Me Kông. Và để phòng chống sạt lở, xói mòn bờ sông, bờ biển, nhiều công trình của TW và địa phương đã được triển khai thực hiện như bờ kè Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), bờ kè cửa biển sông Láng Chim (tỉnh Trà Vinh),… Trong đó, có công trình mang hiệu quả lớn nhưng có công trình lại không thành công. Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm đặt ra hiện nay phải đưa ra giải pháp kỹ thuật phòng chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển phù hợp với thực tiễn tình hình của từng địa phương.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận