Xóa dấu vết, bỏ trốn khỏi hiện trường sau khi gây TNGT là hành vi rất nguy hiểm. Hành vi này không chỉ khiến nạn nhân không được cấp cứu kịp thời mà còn gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng khi điều tra, xử lý.
Tuy vậy, hiện hình phạt đối với hành vi này vẫn chưa thống nhất, chưa đủ sức răn đe.
Chiếc xe gây tai nạn tại Hà Đông, Hà Nội ngày 10/10
Nạn nhân có thể đã không chết nếu được cứu
Khoảng 0h45 ngày 25/8/2021, tại QL18, thuộc địa phận TP Chí Linh, Hải Dương xảy ra vụ TNGT giữa 1 xe tải và 1 xe máy. Hậu quả vụ tai nạn khiến anh Phạm Văn N. ở TP Chí Linh tử vong.
Được biết, TAND tối cao đang nghiên cứu khung pháp lý, hướng dẫn các cấp tòa xử lý đối với hành vi xóa dấu vết, bỏ trốn sau khi gây TNGT.
Trước đó, tháng 10/2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi TAND tối cao, các Bộ: Tư pháp, Công an, GTVT truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ liên quan việc xử lý hành vi lái xe gây tai nạn rồi xóa dấu vết, bỏ trốn.
Phó Thủ tướng đề nghị TAND tối cao nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm ATGT; vận dụng thống nhất tình tiết có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh/che giấu tội phạm (điểm p, khoản 1, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015) để áp dụng đối với hành vi “xóa dấu vết” của lái xe sau khi gây tai nạn, tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc xử lý nghiêm trường hợp gây tai nạn rồi xóa dấu vết, bỏ trốn.
Tuy vậy, lợi dụng thời điểm đêm tối, không có người nhìn thấy, Nguyễn Khắc Tuyền (người gây tai nạn) đã điều khiển ô tô bỏ trốn khỏi hiện trường.
Nhằm che giấu hành vi phạm tội, Tuyền còn đi sơn lại chiếc xe gây tai nạn của mình.
Phải mất rất nhiều công sức, Công an TP Chí Linh mới điều tra, chứng minh được hành vi của Nguyễn Khắc Tuyền.
Trong vụ tai nạn này, sau khi Tuyền rời đi, do không có ai phát hiện, anh N. phải nằm ở hiện trường rất lâu, nếu được cấp cứu kịp thời có thể anh N. đã không tử vong.
Trước đó, TAND Huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Hiếu (28 tuổi, trú huyện Thanh Chương, Nghệ An) 15 tháng tù giam về tội “Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ”.
Hiếu đã điều khiển ô tô tông vào xe máy do một người đàn ông điều khiển, chở vợ và 2 con nhỏ.
Vụ tai nạn khiến một cháu nhỏ tử vong, ba người còn lại bị thương nặng.
Sau khi gây ra tai nạn, Hiếu bỏ mặc các nạn nhân tại hiện trường rồi lái xe chạy trốn.
Sau đó, Hiếu tấp xe vào lề đường, quay trở lại hiện trường xóa dấu vết, thu dọn tất cả mảnh vỡ của ô tô rồi mang xe vào gara sửa chữa, thay thế nhiều bộ phận.
Với mức án 15 tháng tù, hành vi cố tình chạy trốn, xóa dấu vết phạm tội của Hiếu không được coi là tình tiết tăng nặng.
Cần có hướng dẫn xử lý thống nhất
Tài xế Đào Mạnh Hùng
Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều vụ gây TNGT rồi xóa dấu vết, bỏ trốn.
Theo luật sư Đinh Văn Mạnh (Đoàn Luật sư Hà Nội), hành vi xóa dấu vết, bỏ trốn khỏi hiện trường vụ TNGT vừa thể hiện tính nguy hiểm của tội phạm, vừa gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết vụ án.
Ngày 13/10, Công an quận Hà Đông (TP Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp vận động đối tượng gây ra vụ TNGT trên địa bàn tối 10/10 ra đầu thú. Người này được xác định là Đào Mạnh Hùng (SN 1974, trú tại quận Hà Đông).
Thời điểm xảy vụ tai nạn, Đào Mạnh Hùng là người điều khiển ô tô đi với tốc độ khoảng 90km/h, đâm vào hai mẹ con người đi xe máy trên địa bàn quận Hà Đông rồi bỏ trốn. Hai nạn nhân là anh Hoàng Trọng P. (SN 1990, trú quận Hoàng Mai) và bà Đặng Thị H. (SN 1968, mẹ anh P.).
Sau khi gây tai nạn, Đào Mạnh Hùng lái xe rời khỏi hiện trường, đến một gara ô tô để sửa chữa. Tài xế này khai nhận có sử dụng bia rượu trước khi gây ra vụ tai nạn.
Tuy nhiên, hành vi đáng lên án này tới nay vẫn còn nhiều quan điểm, cách xử lý khác nhau giữa các cơ quan tố tụng.
Theo luật sư Bùi Văn Hải (Đoàn Luật sư Hải Phòng), Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chưa quy định “xóa dấu vết sau TNGT” là tình tiết định khung tăng nặng mà mới quy định tình tiết “bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn”.
Đồng thời, cũng chưa có hướng dẫn về tình tiết tăng nặng “Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm”, quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự.
Vì thế, trong nhiều vụ TNGT dẫn đến chết người, đối tượng gây tai nạn có hành vi xóa dấu vết, bỏ trốn, nhưng lại được coi là “chưa đến mức xảo quyệt hoặc hung hãn”, nên không bị coi là tình tiết tăng nặng.
“Xảo quyệt là “dối trá, lừa lọc một cách quỷ quyệt, khó lường. Nếu không xử lý hành vi này thì sẽ là chưa đánh giá hết tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, dẫn đến hình phạt áp dụng không nghiêm, không đủ sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Cần quy định hành vi “xóa dấu vết sau khi gây TNGT” là tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự”, luật sư Bùi Văn Điệp (Đoàn Luật sư Hà Nội) đề xuất.
Hành vi đặc biệt nguy hiểm, cần chế tài xử lý thích đáng
Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, việc xóa dấu vết, bỏ trốn sau khi gây tai nạn nghiêm trọng là hành vi đặc biệt nguy hiểm, thể hiện đầy đủ yếu tố của việc dùng thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội.
Người có hành vi này không thể bao biện lý do hoảng loạn sau khi gây tai nạn bởi đối tượng có thời gian suy tính mới thực hiện hành vi xóa dấu vết như kéo nạn nhân khỏi hiện trường, tìm nhiều cách xóa dấu vết tai nạn.
“Đây là hành vi rất đáng lên án, bởi thực tế có những vụ việc nếu người gây TNGT dừng lại cấp cứu hoặc chủ động báo với cơ quan Công an hay Y tế thì có thể cứu được nạn nhân.
Ngược lại, họ bỏ mặc nạn nhân, thậm chí kéo nạn nhân khỏi hiện trường nhằm xóa dấu vết”, ông Hùng nói và cho rằng, chính hành vi này khiến nhiều nạn nhân không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, cần xử lý thật nghiêm bằng chế tài nặng nhất theo quy định pháp luật.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận