Thảo luận về Luật Dân sự sửa đổi sáng 13/11 |
Theo ĐB Siu Hương (Gia Lai), trường hợp nạn nhân là thai phụ tử vong hiện pháp luật quy định thai nhi được tính sang mạng là phải lúc được sinh ra, khi còn trong bụng mẹ không được tính. Quy định này có nên sửa không khi thực tế áp dụng khá khó khăn? ĐB này cũng nêu vấn đề có nên đưa vào trong luật thai phụ bị rủi ro có tính thêm tổn thất hay có những gia đình hiếm hoi phải sử dụng rất nhiều biện pháp mới có thai được nhưng do bị tai nạn và mất đi thai nhi. "Trong bồi thường không tính đến bồi thường tổn thất về tinh thần. Tôi nghĩ phải xem xét lại", ĐB Hương nói.
Còn ĐB Sùng A Hồng (Điện Biên) lại đặt vấn đề xác định lại giới tính. Thời gian qua, lực lượng chức năng bắt giữ nhiều đối tượng là nữ, nhưng khi xem lại hồ sơ thì lại thành nam và ngược lại do đã chuyển đổi giới tính. Các trường hợp này quản giáo cũng lúng túng, không biết giam ở đâu. Giam vào phòng nữ thì nữ không chịu, giao phòng nam, nam không chịu. Vậy trong luật quy định vấn đề này như thế nào cần phải được làm rõ.
Các ĐB cũng thảo luận nhiều vấn đề xung quanh các quy định về quyền nhân thân, thừa kế, khai sinh, khai tử...
Theo ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình), nhiều quyền nhân thân quy định nhưng không khả thi, gây nhiều tranh cãi như quyền bí mật cá nhân. "Rất nhiều tranh chấp, xem báo chí thấy người A tiết lộ người B, nói về diễn viên này, ca sỹ kia, xâm phạm bí mật đời tư nhưng tòa án không có căn cứ giải quyết vì không biết đến mức độ nào là xâm phạm bí mật đời tư. Luật lần này lại chưa khắc phục được những bất cập này. Hiến pháp mới quy định bí mật đời sống riêng tư và bí mật cá nhân… nhưng vẫn còn chung chung và khó giải quyết. Hiến pháp đưa ra khái niệm bí mật gia đình, nhưng đây có phải là quyền nhân thân không, cần phải xác định rõ trong Luật Dân sự sửa đổi lần này", ĐB Cường nêu vấn đề.
Báo Giao thông số ra ngày mai (14/11) sẽ đăng tải cụ thể những ý kiến này.
PV
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận