Bạn cần biết

Yếu tố di truyền trong bệnh vảy nến

17/06/2016, 09:00

50% số người có cả bố và mẹ bị vảy nến đều có khả năng mắc căn bệnh này.

vaynen1

Yếu tố di truyền trong bệnh vảy nến

 Vảy nếnbệnh mãn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng. Bệnh xuất hiện ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới nhưng tỷ lệ mắc bệnh tại các khu vực khác nhau, thay đổi từ 0 đến 12%. Trong đó, khoảng 2-3% dân số ở các nước phương Tây bị mắc căn bệnh này. Ở vùng cực Bắc của Liên bang Nga và Na Uy, số người bị mắc bệnh vảy nến chiếm 5-10% dân số và ở Bắc cực chiếm hơn 12%.

Ở Mỹ, tỷ lệ này thay đổi từ 2,2% tới 3,15% trong khi Anh chỉ chiếm 1,3-2,6% và người Mỹ gốc Phi là 1,3%. Với người da đỏ Bắc Mỹ, người châu Á và người gốc Phi ở phương Tây, tỷ lệ này khá thấp, chỉ 0,3%. Ở Nhật Bản, tỷ lệ mắc bệnh chiếm 0,1-0,2% dân số, ở Trung Quốc là 0,3% và không phát hiện ở người da đỏ bản xứ Nam Mỹ. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, năm 2010, tỷ lệ mắc vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số bệnh nhân đến khám bệnh.

Nhiều nghiên cứu về gia đình đã cung cấp bằng chứng thuyết phục về khuynh hướng di truyền trong bệnh vảy nến, mặc dù kiểu di truyền vẫn chưa rõ ràng. Bệnh sẽ phát triển ở 50% anh chị em ruột khi cả cha mẹ đều mắc bệnh, nhưng tỷ lệ này giảm xuống còn 16% khi chỉ có cha hoặc mẹ bị vảy nến và chỉ còn 8% nếu cha mẹ không ai mắc bệnh. Bên cạnh đó, bệnh vảy nến xảy ra ở 10,6% anh chị em ruột; 4,2% ở cô, dì, chú, cậu, ông, bà và 1,4% ở anh, chị, em họ của bệnh nhân vảy nến.

Với những cặp sinh đôi cùng trứng, tính di truyền trong bệnh vảy nến chiếm 60% đến 90%, tuy nhiên, tỷ lệ cùng mắc bệnh không bao giờ chiếm 100%. Tỷ lệ cùng mắc bệnh trong những cặp sinh đôi cùng trứng chiếm khoảng 70%, trong khi các cặp sinh đôi khác trứng chỉ chiếm 20%.

Do đó, yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh. Khi những cặp sinh đôi cùng trứng mắc bệnh vảy nến, nó có khuynh hướng giống nhau ở tuổi khởi phát bệnh, sự phân bổ sang thương trên cơ thể, mức độ nghiêm trọng và tiến trình của bệnh...

vaynen2

 

Giới tính cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh vảy nến, đặc biệt là thời điểm căn bệnh bị kích hoạt. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có khuynh hướng phát triển bệnh vảy nến sớm hơn nam giới khoảng 3,5 năm. Độ tuổi mắc bệnh trung bình ở phụ nữ là 28,68 tuổi trong khi nam giới là 32,2 tuổi.

Ở trẻ em, tuổi khởi phát bệnh trung bình ở bé gái là 5-9 tuổi còn bé trai là 15-19 tuổi. Tuy nhiên, với nhóm dân số lớn tuổi hơn, tỷ lệ này lại ngược lại. Thời điểm khởi phát bệnh có thể liên quan đến kiểu hình và gen di truyền.

Vảy nến được xếp loại tuỳ theo tuổi khởi phát bệnh. Bệnh khởi phát sớm trước tuổi 40 (type I) với đỉnh khởi phát bệnh là 16-22 tuổi và chiếm 70% số người mắc bệnh. Vảy nến khởi phát muộn (type II) thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 40 tuổi với đỉnh điểm khởi phát bệnh là 57-60 tuổi.

Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 87 Trần Não, quận 2, TP.HCM và 114A Mai Hắc Đế, Hà Nội áp dụng phương pháp Dr Michaels sử dụng các loại thảo dược để điều trị vảy nến, viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu khác.
Cơ sở được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr Michaels tại Australia, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia. Phương pháp Dr Michaels do tiến sĩ, bác sĩ Michaels Tirant (người Australia) phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi để điều trị vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học tại nhiều nước châu Âu đã chứng minh giải pháp của tiến sĩ Michaels Tirant đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.