Người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại thường bế đứa bé đi diễn trình trên phố, ai nhìn thấy những đứa trẻ này đầu tiên thì người đó sẽ gặp may, riêng phụ nữ có thể sinh con trai. |
1. Mang em bé đi dạo phố
Những người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại có phong tục lạ, sử dụng những đứa trẻ mới sinh để làm biểu tượng may mắn trong đêm đón giao thừa. Bởi vậy, vào dịp đầu năm, những người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại thường bế đứa bé đi diễu trình trên phố, ai nhìn thấy những đứa trẻ này đầu tiên thì người đó sẽ gặp may, riêng phụ nữ có thể sinh con trai. Hiện nay, tục lệ này tuy không phổ biến nhưng ở nhiều vùng thuộc hai quốc gia nói trên người ta vẫn duy trì tục lệ này.
Người Anh còn duy trì tục hát ca khúc Auld Lang Syne trong dịp năm mới |
2. Hát vang ca khúc Auld Lang Syne
Ngoài những nghi lễ đón năm mới giống như các dân tộc khác trong khu vực, người Anh còn duy trì tục hát ca khúc Auld Lang Syne trong dịp năm mới. Đây là ca khúc từ rất lâu do Robert Burns sáng tác và xuất hiện sau khi ông qua đời năm 1796 và chính thức được "quốc hoá" năm 1929 để dùng làm ca khúc chào đón giao thừa của người Anh.
Ca khúc có giai điệu mượt mà, giản dị và sâu lắng/ Người Anh tin rằng sau khi hát ca khúc này người ta sẽ cảm thấy thanh thản giống như khi đi lễ nhà thờ, giúp họ khoẻ mạnh, may mắn và có nhiều bạn bè trong dịp năm mới.
Đối với người Mỹ gốc Phi, ngày đầu năm là có ý nghĩa vô cùng to lớn vì vậy nó được gọi là Ngày giải phóng nô lệ (Emancipation Day) |
3. Ngày đầu tiên của năm mới là ngày giải phóng
Đối với người Mỹ gốc Phi, ngày đầu năm là có ý nghĩa vô cùng to lớn vì vậy nó được gọi là Ngày giải phóng nô lệ (Emancipation Day) hay còn gọi là Ngày lễ Toàn xá (Jubilee Day). Tên gọi này được bắt nguồn từ tích lịch sử: Vào ngày 1/1/1863 Tuyên ngôn giải phóng đã được chính thức công bố tại Boston để giải phóng cho tất cả những người nô lệ. Bởi vậy, ngày nay nhiều gia đình Mỹ gốc Phi đã coi đây là ngày truyền thống của họ và nó trùng với ngày của năm mới nên lại càng trọng đại, kéo dài một tuần từ ngày 26/12 với nhiều hoạt động phong phú, kể cả vui chơi giải trí lẫn thưởng thức ẩm thực.
108 tiếng chuông rung lên để loại bỏ 108 điều phiền muộn của cuộc đời, đoạn tuyệt những lo âu trăn trở trước khi bước vào năm mới. |
4. 108 tiếng chuông của người Nhật
Để chuẩn bị cho dịp năm mới, người Nhật đã bỏ hàng tuần cho công việc chuẩn bị, như vệ sinh nhà cửa, thanh toán nợ nần và điều quan trọng nhất trong tâm thức vào dịp năm mới của người Nhật là giải quyết dứt điểm và tha thứ.
Trước giao thừa, 108 tiếng chuông rung lên để loại bỏ 108 điều phiền muộn của cuộc đời, đoạn tuyệt những lo âu trăn trở trước khi bước vào năm mới. Năm mới đến là tượng trưng cho kỳ vọng thanh bình, ước mơ và những điều tốt lành đối với mọi người.
5. Chuộng gam màu đỏ, tặng nhau 2 quả quýt
Người Trung Quốc đón tết theo năm âm lịch và các hoạt động bề nổi thường thấy là đốt pháo hoa để xua đuổi tà ma, hy vọng điều tốt lành. Múa lân được xem là hoạt động giải trí không thể thiếu trong dịp năm mới của người Trung Quốc.
Ngoài ra, người Trung Quốc còn chú ý đến màu đỏ, từ đèn lồng, quần áo, bánh kẹo đến tiền mừng tuổi... đều mang gam màu đỏ rực. Cũng trong dịp tết, quýt được xem là loại quả rất được trọng vọng, người ta cho nhau 2 quả chứ không phải ba. Ngày mồng 3 là ngày đám cưới chuột, mọi người đi ngủ sớm để không làm phiền đến loài gậm nhấm này mặc dù chúng không có ích cho con người.
Cộng hoà Áo vẫn duy trì việc đón giao thừa tại Cung bầu dục Hoàng đế. |
6. Chào đón năm mới tại Cung hoàng đế
Triều đại Hapsburg ở Cộng hoà Áo trước đây có duy trì tục lệ đón giao thừa rất đặc biệt và đến nay phong tục này vẫn còn được duy trì. Đó là việc đón giao thừa tại Cung bầu dục Hoàng đế. Mọi người đến đều mang trang phục như mũ trắng quần đen và đúng giờ giao thừa điểm, cùng nhau khiêu vũ theo điệu nhạc The Blue Danube (Sông Đa-nuýp xanh).
Cũng trong dịp này có nhiều đoàn ca nhạc nổi tiếng khắp trên thế giới được mời đến biểu diễn. Cùng với các hoạt động trên là chương trình liên hoan ngọt và những khoản tiền "lì xì" giành cho trẻ em và nhóm người cao tuổi.
Người Babylon cổ đại đã từng tổ chức sự kiện đón năm mới từ năm 4.000 trước Công nguyên. |
7. Tục đón năm mới của người Babylon cổ đại
Cho đến nay. không ai biết chính xác tục đón năm mới diễn ra từ bao giờ nhưng người Babylon cổ đại đã từng tổ chức sự kiện này từ năm 4.000 trước Công nguyên. Đón năm mới được bắt đầu từ tuần trăng đầu tiên sau ngày Xuân phân (Vernal Equinox), diễn ra trong 11 ngày, mỗi ngày có một hoạt động riêng.
Vào dịp này, nhà Vua đã từ bỏ quyền lực và tuân theo một nghi lễ tôn giáo đặc biệt theo kiểu hành xác kéo dài 3 ngày. Khi nhà Vua xuất hiện trở lại, lễ hội kết thúc và năm mới đến.
Đảo Madeira thuộc Bồ Đào Nha được xem là "vương quốc" bắn pháo hoa |
8. Vương quốc bắn pháo hoa
Thực ra thì phong tục bắn pháo hoa trong đêm giao thừa là điều bình thường nhưng đảo Madeira thuộc Bồ Đào Nha được xem là "vương quốc" của loại hình này, được Sách kỷ lục Guinness thế giới tôn vinh là nơi "sài" nhiều pháo hoa nhất.
Năm 2007, tại thành phố Ennchal- thủ đô của Madeira, người ta đã dùng tới trên 600.000 pháo hoa, trung bình mỗi phát bắn tới 8.000 quả. Năm 2009 chính phủ nước này còn chi tới 12 triệu Euro cho việc mua pháo hoa. Với sự kiện có một không hai nói trên đã biến quốc đảo Madeira thành trung tâm du lịch chào đón năm mới sôi động nhất hành tinh của chúng ta.
Nếu gió Tây, nghĩa là tốt lành, mưa thuận gió hoà |
9. Xem gió đoán vận may trong đêm giao thừa
Người Bắc Ailen (Irish) hiện đang duy trì tục lệ độc đáo, xem gió thổi lúc giao thừa để dự báo tình hình chính trị cũng như những vận may trong năm mới. Nếu gió Tây, nghĩa là tốt lành, mưa thuận gió hoà, nếu gió Đông thì người Anh thắng thế.
Cây tầm gửi (Mostletoe) được xem là biểu tượng may mắn. Phụ nữ chưa chồng lấy lá này đặt dưới gối sẽ mơ gặp được người chồng tương lai. Ngoài tục lệ nói trên, người Bắc Ailen còn duy trì phong tục dùng bánh mỳ đập vào cửa ra vào và cửa sổ với niềm tin bánh mì sẽ xua đuổi quỷ dữ và mang lại nhiều may mắn cho năm mới.
Người xông nhà đầu năm lúc giao thừa là một người đàn ông khoẻ mạnh và có tóc đen, nếu tóc vàng thì quy cho là Vikings (Cướp biển) không may mắn bằng người tóc đen |
10. Chọn người tóc đen xông nhà giao thừa
Tục xông nhà (First-footing) vào dịp giao thừa và đầu năm mới được duy trì tại nhiều nơi trên thế giới. Tại châu Âu, đây là phong tục có từ rất cổ xưa. Theo đó, người xông nhà đầu năm lúc giao thừa là một người đàn ông khoẻ mạnh và có tóc đen, nếu tóc vàng thì quy cho là Vikings (Cướp biển) không may mắn bằng người tóc đen.
Người xông nhà thường mang đến cho gia chủ một món quà, một đồng tiền cổ, bánh mì, muối, rượu uýt ki.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận