Công nghệ xanh trí tuệ nhân tạo len lỏi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống - ảnh Guardian.
Hiện nay, giữa những tác động tai hại của biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tạo ra sự khác biệt giữa vô cùng lớn. Đó là nhận định của tác giả Alex Hern trong bài báo có tên “Công nghệ vào năm 2050 sẽ cứu nhân loại hay tiêu diệt chúng ta?” đăng trên tờ The Guardian của Anh.
Tán dương thế giới hiện đại là nguy hiểm?
Theo nhà báo Alex Hern, “chủ nghĩa vị lai (vứt bỏ truyền thống và tán dương thế giới hiện đại, đặc biệt là văn minh đô thị, máy móc và vận tốc) là một trò chơi nguy hiểm, bởi vì: nếu bạn nói đúng, thì có vẻ tầm thường; nếu bạn sai, bạn trông giống như người sáng lập IBM, Thomas Watson, khi ông tuyên bố vào năm 1943 rằng “thế giới có thể chỉ đủ chỗ cho khoảng 5 máy tính".
David Adams - một nhà báo Australia cũng đã khẳng định về những rủi ro này vào năm 2004, khi viết bài báo tương lai của công nghệ trên tờ Guardian.
Từ gần hai mươi năm trước, David Adams đã tránh được nhiều cạm bẫy của dự đoán liên quan đến lĩnh vực công nghệ khi ông cho rằng không có lời hứa hẹn nào về viễn cảnh ô tô bay cũng như công nghệ khoa học viễn tưởng kiểu như khả năng dịch chuyển tức thời hay du hành nhanh hơn ánh sáng.
Robot chế tạo làm thay công việc của con người tại một nhà máy ở Trung Quốc.
Nhưng, ở một khía cạnh nào đó, các dự đoán nêu trên đã quá bi quan.
Công nghệ thực sự đã có những bước phát triển vượt bậc trong 16 năm qua, rõ ràng nhất là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Nhà báo David Adams viết: “Bộ não của trí thông minh nhân tạo không thể đối phó với sự thay đổi và các sự kiện không thể đoán trước được, giải thích lý do tại sao robot khó có thể sớm tương tác với con người trong đời thực”.
“Về cơ bản, rất khó để robot phân biệt được sự khác biệt giữa hình ảnh một cái cây giả và một cái cây thật”, Paul Newman, kỹ sư lúc đó và hiện là chuyên gia về robot tại Đại học Oxford, nói.
Tuy nhiên, cũng chính anh này đã tự giải quyết được vấn đề mình đề cập khi vào năm 2014, anh đồng sáng lập Oxbotica, công ty sản xuất và bán công nghệ xe không người lái cho các nhà sản xuất xe hàng đầu trên thế giới.
Phụ nữ Ấn Độ sử dụng điện thoại thông minh để kết nối.
Điện thoại thông minh đã thay đổi mọi thứ
Nếu bất cứ ai trong chúng ta còn tiếp tục lo lắng về tương lai của công nghệ, thì có thể yên tâm hơn khi có hai điểm chính được các chuyên gia dự đoán cho năm 2020 đều đã thất bại.
David Adams dự đoán “Những người yêu thích đồ dùng tiện ích có thể sử dụng một bàn phím duy nhất để điều khiển điện thoại, PDA (máy tính bảng) và máy nghe nhạc MP3 hoặc kết hợp đầu ra của đồng hồ, máy nhắn tin và radio thành một thiết bị phát loa duy nhất”.
Ý tưởng về sự hội tụ và kết nối giữa các thiết bị điện tử cá nhân đã đúng nhưng khi đó Adams không thể tưởng tượng nổi điện thoại thông minh đã thay đổi cuộc sống của con người đến mức nào.
Sau nửa thế kỷ các nhà sáng chế chỉ sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng cho một mục đích duy nhất, thật khó để tưởng tượng ra sẽ có ngày một thiết bị có thể thay thế mọi thứ. Chỉ ba năm sau bài báo của David Adams, iPhone đã ra mắt và khiến mọi người đi ra đường chỉ cần mang theo duy nhất chiếc điện thoại thông minh thay cho máy ảnh, ví tiền, chìa khóa...
Không nhìn thấy trước tương lai của điện thoại thông minh là một thiếu sót khi dự đoán về tiến bộ của công nghệ nhưng ngay trong năm 2020 vừa qua, còn một điểm thiếu sót nữa mà các nhà phân tích và dự đoán chưa thể tính đến. Đó là cách xã hội sẽ phản ứng với các lực lượng đang thay đổi.
Robot thay thế công việc của con người.
Nỗi sợ hãi công nghệ phát triển, sẽ mất quyền riêng tư?
Về cơ bản, những dự đoán về công nghệ được đưa ra từ năm 2004 là lạc quan. David Adams khi ấy đã viết về dữ liệu chăm sóc sức khỏe sinh trắc học được truyền tới máy tính của bác sĩ; về các máy giặt tự động sắp xếp dịch vụ của chúng dựa trên tính khả dụng trong “trình tổ chức điện tử” của người dùng và về chip nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) trên quần áo để kích hoạt quảng cáo tùy chỉnh hoặc lập trình điện thoại của người dùng dựa trên vị trí đang đứng.
“Việc mất quyền riêng tư sẽ là một vấn đề và chúng ta chưa tìm ra cách giải quyết”, một trong những người được phỏng vấn thừa nhận khi mô tả về công nghệ vào năm 2020.
Nhưng trên thực tế, trong một thập kỷ rưỡi qua, mọi người chỉ đơn giản là không được lựa chọn để chấp nhận đánh đổi.
Nếu Guardian bỏ lỡ dự đoán về sự ra đời và khả năng của điện thoại thông minh, mặc dù tờ báo này đã viết về chủ đề này chỉ ba năm trước khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt, thì làm sao chúng ta có thể làm tốt hơn khi ngày hôm nay dự đoán về tương lai xa hơn 10 lần?
Quân đội nhiều nước cũng đã chế tạo và ứng dụng robot vào hoạt động - ảnh minh họa.
Thế giới vào năm 2050 sẽ rất khác, ngay cả khi chúng ta có thể giả định một cách an toàn rằng “tất cả mọi người nhìn chung vẫn sẽ có hai tay, hai chân và có mùi khó chịu nếu họ không tắm rửa trong một thời gian dài”.
Nhưng, có những thứ rất có lợi cho chúng ta. Internet hiện nay đã phát triển mạnh hơn nhiều so với năm 2004 dù ảnh hưởng hỗn loạn của nó đối với cuộc sống của chúng ta không có dấu hiệu giảm bớt, nhưng ít nhất cũng không thể đoán trước được.
Tương tự như vậy, mức độ phổ biến và khả năng thâm nhập của điện thoại thông minh ở phương Tây hiện đang tăng cao. Tuy nhiên, thế giới sẽ thay đổi trong 30 năm tới, điều đó sẽ không phải là kết quả của việc nhiều người sử dụng điện thoại hơn.
Lựa chọn mạng xã hội toàn cầu hay thu mình vào mạng nội bộ quốc gia?
Các dự đoán khác có thể đơn giản và dễ chấp nhận hơn như: Đến năm 2050, việc chuyển đổi sang ô tô điện sẽ gần như hoàn tất, ít nhất là ở các quốc gia phát triển. Thậm chí ở các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, nơi cũng đã bắt đầu ưu tiên chất lượng không khí hơn là cơ giới hóa giá rẻ.
Hàng tỷ người tiếp theo trong chúng ta sẽ hiện diện trực tuyến liên tục, chủ yếu thông qua điện thoại thông minh giá rẻ được kết nối bằng công nghệ di động.
Nhưng những gì họ làm trên internet sẽ khó đoán hơn. Vào năm 2020, có hai xu hướng đối kháng: một mặt, các nhà cung cấp, chủ yếu là Facebook, đang cố gắng sử dụng các giao dịch trợ giá để thúc đẩy các quốc gia mới kết nối chuyển sang phiên bản rút gọn của Internet.
Nếu họ thành công trên quy mô lớn, thì nhiều lợi ích thu được trên website truyền thống sẽ bị đánh cắp khỏi toàn bộ một quốc gia bất kỳ, thay vào đó sẽ là sự xuất hiện của những người tham gia thụ động trên Facebook và một số công ty truyền thông và thanh toán địa phương.
Nhưng, mặt khác, sự phản đối ở một số quốc gia như Trung Quốc, Iran và Nga lại có thể ngăn chặn Facebook bằng cách xây dựng một mạng xã hội thuần túy chỉ của dân tộc mình trên internet.
Ở nhiều nước, các nhà chức trách thực sự đã đặt ra câu hỏi là làm thế nào để các lợi ích của website truyền thống trong nước được đảm bảo ngoài việc yêu cầu công dân của nước mình sử dụng các dịch vụ mạng nội bộ quốc gia?
Khi robot mất kiểm soát sẽ là thảm họa với con người.
Con người sẽ không ăn động vật và xe cộ nối mạng chạy bằng điện chạy khắp nơi
Trong khi đó, James Bridle, tác giả của cuốn sách thể hiện những dự đoán đáng lo ngại có tên “Thời kỳ đen tối mới” chỉ ra rằng việc xác định được hàng tỷ người trực tuyến tiếp theo thực sự là ai mới là điều đáng bàn nhất.
“Tôi tiếp tục suy nghĩ về cách ngành công nghệ nói về “hàng tỷ người dùng tiếp theo” mà không thừa nhận rằng những người đó sẽ trở nên nóng nảy, nhớp nháp và tức giận," James Bridle nói, đồng thời cho rằng "chúng ta chỉ đang nói về việc đóng cứng các biên giới, thay vì chuẩn bị về mặt chính trị, xã hội, công nghệ cho thực tế này. "
Bởi vì, nếu chúng ta đoán tương lai từ những đường xu hướng đơn giản, thì có một thứ khác mà chúng ta cần phải thừa nhận: khí hậu. Chi tiết cụ thể về những gì sẽ thay đổi không nằm ở phần này, nhưng phản ứng của con người là rất lớn.
Một khả năng là “kế hoạch A” nào đó được hoàn thành: nhân loại, trong thời gian nhất định, đã đạt tới mức phát thải CO2 bằng 0.
Trong viễn cảnh đó, chúng ta sẽ sống trong một thế giới nơi protein thực vật sẽ thay thế thịt động vật trong tiêu dùng hàng ngày, nơi phương tiện giao thông công cộng nối mạng chạy bằng điện di chuyển thoải mái đến các vùng ngoại ô, một thế giới của hội họp qua hình thức truyền hình trực tuyến và sự tham dự từ xa đều đặn biến mất....
Nhưng, đối với hai tác giả Buck và Bridle, sự khác biệt thực sự quan trọng không nhất thiết phải là công nghệ.
Các lựa chọn xung quanh việc chúng ta có một tương lai đáng sống hay một tương lai lạc hậu, nguy hiểm là về thái độ xã hội và những thay đổi xã hội.
“Ngay bây giờ, chúng ta đang ở trong thời đại của những điểm dừng. Các xã hội từng có khả năng lập kế hoạch dài hạn: mọi người xây dựng cơ sở hạ tầng dài hạn và có thể nghĩ xa hơn về tương lai cho những gì mình đang làm.
Tuy nhiên, chúng ta cần một sự thay đổi văn hóa trong việc xác lập các giá trị, để cho phép ra những quyết định được cân nhắc tốt hơn”.
Chúng ta sẽ chết vì sự trỗi dậy không kiểm soát của công nghệ?
Có một khả năng khác: Công nghệ thực sự cho phép chúng ta tiết kiệm thời gian.
John Maeda, Giám đốc kinh nghiệm của công ty tư vấn kỹ thuật số Publicis Sapient, nói rằng “vào năm 2050, các máy tính sẽ vượt qua khả năng xử lý của tất cả bộ não con người sống trên Trái đất. Công nghệ đám mây cũng sẽ hấp thụ được hết suy nghĩ của nhiều bộ não đã chết trên Trái đất và tất cả chúng ta cần phải làm việc cùng nhau để tồn tại. Vì vậy, tôi dự đoán rằng chúng ta sẽ chứng kiến sự hợp tác lâu dài giữa loài người và những cỗ máy tính toán của tương lai ”.
Tom Chivers, tác giả cuốn “The AI Does”, cho biết: “Nếu bạn phỏng vấn các nhà nghiên cứu AI về thời điểm sẽ xuất hiện một cỗ máy AI hoàn hảo, làm được mọi thứ con người có thể làm thì cũng chỉ có thể đưa ra các dự đoán 50/50”.
“Các chuyên gia cũng nghĩ rằng trí thông minh nhân tạo có thể biến đổi mạnh mẽ bởi rất nhiều người trong số họ đã ký vào một bức thư ngỏ vào năm 2015 nói rằng AI sẽ giúp nhân loại xóa bỏ bệnh tật và nghèo đói. Nhưng, họ cũng nghĩ rằng có khoảng 15% đến 20% khả năng xảy ra kết quả rất tồi tệ (thảm họa hiện hữu), nghĩa là tất cả mọi người đều chết vì công nghệ trỗi dậy không kiểm soát”.
Nếu đúng như vậy, mọi dự đoán khác mà chúng ta có thể đưa ra đều dễ trở thành những chủ đề gây tranh luận.
Nếu chúng ta cho rằng những bộ óc nhân tạo siêu việt sẽ không giải cứu mà tiêu diệt chúng ta và chúng ta lại sống theo cách nhìn đó, thì điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Ngược lại, chúng ta cần nhìn và xây dựng một thế giới theo hướng tốt đẹp hơn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận