Rác trong vũ trụ đang bao phủ lấy Trái đất đe dọa nghiêm trọng tới an toàn bay của các phi hành gia. |
Mới đây, Giáo sư Stuart Grey của ĐH UCL ở London (Anh) đã phải làm một video để nhấn mạnh sự bừa bãi bên ngoài không gian bao quanh Trái Đất gọi nôm na là "Rác vũ trụ".
Rác vũ trụ (RVT) là mảnh vỡ hoặc các vật thể còn lại của hoạt động hàng không vũ trụ của con người bay trong không gian. Chúng bao gồm thân tên lửa, vệ tinh đã sử dụng... . Đây đồng thời là nguồn ô nhiễm chính của môi trường không gian. RVT cũng giống như vệ tinh nhân tạo đều bay quanh trái đất trên một quỹ đạo nhất định, hình thành nên một "vành đai rác".
Đoạn video cho thấy, năm 1957 chỉ có 1 vệ tinh trong không gian quay xung quanh Trái Đất. Đến năm 1980 có 5000 vật thể và con số đó đến 1990 đã tăng lên 9000. Đó là trước khi Trung Quốc tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa vào 2007 và cho thêm 2000 mảnh vụn vào "bãi rác vũ trụ" này. Sau đó đến 2009, một vụ va chạm giữa hai vệ tinh Cosmos 2251 và Iridium 33 đã tạo ra thêm hơn 1000 mảnh vỡ.
Từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu luôn tìm cách "quét dọn" lượng rác thải này nhưng cho tới nay nhưng phần lớn đều chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng và do đó, cho tới hiện tại thì bước ra không gian không phải là điều quá an toàn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận