Cụ thể, gói thầu số 42 Thi công xây lắp công trình đoạn từ Km 0+314 - Km 17+240 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) của dự án được trao cho Liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty CP Vật tư thiết bị và xây dựng công trình 624 với giá chỉ định thầu 2.496 tỷ đồng.
Gói thầu số 43 Thi công xây lắp, lắp đặt thiết bị công trình đoạn từ Km 17+240 - Km 31+280 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) được trao cho Liên danh Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty CP Hải Đăng với giá chỉ định thầu 2.486 tỷ đồng.
Gói thầu số 44 Thi công xây lắp công trình đoạn từ Km 31+280 - Km 43+500 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) được trao cho Liên danh Công ty CP 471 - Công ty CP Tập đoàn Thành Huy - Công ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong với giá chỉ định thầu 2.058 tỷ đồng.
Gói thầu số 45 Thi công xây lắp công trình đoạn từ Km 43+500 đến cuối Dự án thành phần 1 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) được trao cho Liên danh Công ty CP Xây dựng Tân Nam - Tổng công ty Xây dựng số 1 - Tổng công ty Thành An với giá chỉ định thầu 2.035 tỷ đồng.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Du, Giám đốc Ban Quản lý dự án tỉnh An Giang cho biết, đến nay, tổng diện tích giải phóng mặt bằng của Dự án thành phần 1 đã đạt 90% song vẫn chậm hơn so với tiến độ yêu cầu. Phấn đấu cuối năm 2023, địa phương sẽ bàn giao đủ 100% mặt bằng sạch cho các nhà thầu thi công.
Các mỏ vật liệu xây dựng được huy động để phục vụ thi công đoạn tuyến cao tốc này đang vận hành bình thường. Bên cạnh các mỏ cũ đang hoạt động, địa phương đã làm thủ tục nâng thêm 50% công suất khai thác, còn mỏ mới cũng đã hoàn thành cấp phép và đã đi vào hoạt động.
Địa phương sẽ cố gắng xoay xở tháo gỡ khó khăn về mỏ vật liệu, để phục vụ nhu cầu vật liệu đất, cát cho nhà thầu thi công đoạn tuyến cao tốc này đạt tiến độ đề ra.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận