Nguyên nhân là do giá khí đốt hoá lỏng tăng mạnh sau khi đất nước tại Trung Á quyết định bỏ trần giá bắt đầu từ ngày 1/1/2022.
Kazakhstan là quốc gia năng lượng lớn, thuộc các nhà xuất khẩu dầu khí hàng đầu trên toàn cầu và nằm trong top 20 trên thế giới về xuất khẩu khí đốt.
Nước này đã trợ cấp giá khí hoá lỏng trong suốt nhiều năm để giữ giá nhiên liệu ở mức thấp nhưng chính phủ cho rằng động thái này không bền vững.
Biểu tình trong đêm tại Kazakhstan. Ảnh - RT
Do đó, Kazakhstan quyết định dỡ bỏ trợ cấp, đẩy giá khí hoá lỏng tăng gấp 2 chỉ trong vài ngày. Bức xúc vì giá nhiên liệu tăng vọt giữa lúc băng giá, một cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra tại vùng sản xuất dầu mỏ, khí đốt Mangystau ở Tây Nam nước này sau đó lan ra các khu vực khác của đất nước.
Trong vài ngày, biểu tình leo thang thành bạo lực, nhiều người biểu tình tức giận đốt xe cảnh sát, xung đột nổ ra giữa người biểu tình và lực lượng thực thi pháp luật tại Kyzylorda.
Tại thành phố Almaty, theo phóng viên Reuters, cảnh sát Kazakhstan đã sử dụng lựu đạn gây choáng đối phó với hàng trăm người biểu tình cố gắng xông vào văn phòng thị trưởng thành phố.
Người biểu tình tại thành phố Almaty đốt xe cảnh sát
Một phóng viên khác của Reuters nghe thấy một loạt tiếng nổ ở khu vực lân cận quảng trường chính của thành phố, nơi đặt văn phòng thị trưởng.
Trước tình trạng hỗn loạn, cuối cùng chính phủ phải thông báo tái áp đặt một số trần giá nhiên liệu.
Phát biểu trong đêm 4/1, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cho biết, người dân trên toàn đất nước cần đối thoại và tin tưởng lẫn nhau thay vì xung đột và cảnh báo việc kêu gọi tấn công các tòa nhà chính phủ và quân đội là bất hợp pháp.
Tổng thống Tokayev khẳng định, giá khí đốt hoá lỏng sẽ được giới hạn ở 50 tenge/lít (khoảng 0,11 USD). Song cho đến nay, biện pháp này chỉ được áp dụng ở điểm nóng biểu tình Mangystau.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận