Gội đầu mùa lạnh tuyệt đối tránh 2 khung giờ này kẻo hối không kịp
Bất kể loại thực phẩm nào cũng chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vậy nhưng, có những thực phẩm nếu chúng ta không để ý ngay từ khâu chế biến vô tình sẽ biến thực phẩm bổ thành chất độc.
Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm tuyệt đối không được nấu lại nhiều lần.
Để chăm chút cho bữa cơm gia đình, người nội trợ cần có kiến thức nhất định chứ không chỉ dùng kinh nghiệm.
1. Các loại trứng
Các loại trứng có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe.
Thế nhưng theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm châu Âu, trứng sau khi đã được luộc, hấp hay rán mà tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.
Trứng sau khi đã được chế biến tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.
Đó là lý do khiến trứng cũng trở thành món cấm kỵ tuyệt đối không nên hâm đi hâm lại.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), lòng đỏ trứng dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi liên tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, nó sẽ biến thành các chất gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, trứng lòng đào nếu để lâu lại càng phải vứt đi chứ không nên tiếc. Các loại vi khuẩn như Salmonella có thể sinh sôi cực nhanh và dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Chưa kể trong trứng còn có một số chủng vi khuẩn phát triển mạnh khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4.5-65.6 độ C, càng hâm lại nhiều lần sẽ làm gia tăng lượng vi khuẩn.
2. Cơm
Cơm không ăn hết để lại cho bữa sau và được làm nóng lại trước khi ăn là thói quen của rất nhiều người Việt Nam. Tưởng rằng đây là thói quen tốt và tiết kiệm, thế nhưng nó lại tiềm ẩn những mối nguy hiểm rất báo động.
Theo các nhà khoa học, trong cơm nguội chứa bacillus cereus, vi khuẩn này sẽ làm bạn có các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài.
Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác và thậm chí có thể gây tử vong.
Cơm nguội khi được làm nóng lên đến 60 độ C đã biến thành một chất khác gây ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa.
Cơm nguội dù được rang lên hay hâm lên bằng bất cứ cách gì đều đã bị biến chất và có khả năng gây ngộ độc.
Lý do được giải thích là vì cơm chính là tinh bột và tinh bột khi được làm nóng lên đến 60 độ C trở sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”, tức là đã biến thành một chất khác và sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa.
Bởi vậy, nếu tiếc cơm nguội thì các chị cứ để thế mà ăn chứ đừng hâm lại kẻo mang chất độc vào người nhé.
3. Nấm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm tuy chứa nguồn protein và dưỡng chất dồi dào nhưng cũng dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme lẫn vi sinh vật. Nếu không được bảo quản đúng cách, những vi khuẩn có hại sẽ tiếp tục sinh sôi và làm hỏng nấm, tới khi hâm lại ăn sẽ làm bạn đau dạ dày .
Bên cạnh đó, lượng protein trong nấm khi hâm lại sẽ bị biến đổi thành chất độc cho hệ tim mạch. Các chuyên gia cũng cho biết, để không bỏ phí lượng nấm còn thừa đã nấu hôm trước, bạn có thể hâm sơ khoảng 70 độ C hoặc chấp nhận ăn đồ nguội lạnh là an toàn nhất.
Khi nấu lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc hại gây bệnh ung thư. Ngoài ra, đun lại nấm hơn 1 lần cũng có thể làm tổn hại đến tim mạch.
Nếu không muốn bỏ phí lượng nấm đã nấu từ hôm trước, bạn nên chấp nhận ăn lạnh sau khi lấy từ trong tủ lạnh ra.
4. Khoai tây
Khoai tây thực sự là một loại thực phẩm lành mạnh khi luộc nguyên vỏ. Tuy nhiên, nếu bạn hâm lại khoai tây trong lò vi sóng, toàn bộ chất dinh dưỡng có ích sẽ biến mất, thay vào đó là sự xuất hiện các chất có hại cho cơ thể con người.
Nếu bạn không ăn hết khoai tây trong một bữa, bạn có thể bảo quản chúng cho ngày hôm sau bằng cách làm nguội khoai tây thật nhanh rồi cất vào tủ lạnh.
5. Thịt gà
Theo Lydia Buchtmann – phát ngôn viên của Hội đồng Thông tin An toàn Thực phẩm Mỹ, thịt gà và các loại gia cầm nói chung đều chứa nhiều protein, khi hâm nóng lại sẽ khiến lượng protein này biến chất và gây rối loạn hệ tiêu hóa. Trong trường hợp nặng còn khiến bạn bị tiêu chảy cấp, đầy bụng , chướng hơi…
Nhìn chung, bạn nên hạn chế ăn thịt gà thừa qua đêm vì rất dễ mắc bệnh. Trong trường hợp không muốn bỏ phí phần thịt gà còn thừa, chị em hãy biến tấu thành các món khác mà không cần hâm nóng lại như: gỏi gà bóp thấu, nộm gà...
Thịt gà không ăn hết nên chế biến thành nộm hoặc gỏi gà xé phay chứ không nên hâm nóng lại.
Tốt nhất là bạn hãy để món gà nguội sau đó ăn tiếp nếu còn thừa. Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Quan trọng nhất là hãy mua vừa đủ khẩu phần cả nhà để tránh dư lại, nếu còn dư ít thì gói kỹ bằng giấy bạc và ăn ngay vào bữa sau.
6. Cần tây
Cần tây thường được sử dụng để nấu canh, nấu lẩu hoặc xào thịt bò. Tuy nhiên loại rau này có thể sẽ trở nên độc hại nếu được hâm nóng lại bởi trong cần tây có chứa nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit – một chất có khả năng gây ung thư.
Do vậy, nếu bạn đã nấu súp hay canh có thành phần là cần tây, bạn nên ăn hết chúng trong một bữa, nếu còn thừa, tốt nhất bạn nên loại bỏ hết cần tây trong món ăn rồi mới hâm phần còn lại.
Cách nấu ăn giữ lại chất dinh dưỡng trong thực phẩm
Luộc là phương pháp nấu ăn phổ biến được nhiều bà nội trợ lựa chọn. Nó có thể làm mất nhiều chất trong thực phẩm, tuy nhiên, cũng loại bỏ được nhiều chất độc hại.
Với một số loại thực phẩm, luộc thậm chí có thể làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng.
Luộc là cách tốt nhất để giảm lượng goitrogen trong rau họ cải như bông cải xanh và cải xoăn. Goitrogens là một nhóm các hóa chất có thể làm rối loạn tuyến giáp hoặc khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Tương tự, luộc cũng có hiệu quả nhất trong việc giảm oxalat, một chất có thể gây nên bệnh sỏi thận.
Mặt khác, với một số loại thực phẩm, luộc thậm chí có thể làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy nồng độ chất chống oxi hóa của cà rốt được tăng cao sau khi được đun sôi với nước. Vitamin A trong cà rốt cũng được giữ lại nhiều hơn khi luộc so với chiên, lên men hoặc phơi khô.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận