Ăn uống ngày Tết đối với bệnh nhân tiểu đường trở thành gánh nặng |
Những ngày Tết đối với bệnh nhân tiểu đường trở thành gánh nặng, dễ tăng, giảm đường máu bất thường.
Bà Nguyễn Hoàng Yến (Ba Đình, Hà Nội) mắc tiểu đường gần chục năm, dù kiêng khem nhưng với những người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như anh thì ngày Tết đúng là cực hình. Do tâm lý của mọi người sợ “giông” cả năm nên ngại từ chối ăn uống.
Theo BS. Nguyễn Huy Cường, Phòng khám nội tiết Thái Hà, người bệnh tiểu đường nên chia sẻ tình hình bệnh của mình để tránh bị ép ăn uống quá độ. Trường hợp đã lỡ ăn nhiều có thể tiêm thêm insulin nhanh 2-6 đơn vị loại insulin nhanh; nếu không dùng thuốc tiêm thì nên vận động nhiều hơn để tiêu thụ số calo thừa đưa vào, không tự ý tăng liều thuốc uống nếu không có ý kiến của bác sỹ vì các loại thuốc uống hạ đường huyết khó lường trước khả năng làm giảm đường máu trong khoảng thời gian ngắn.
Với người bệnh tiểu đường ngày Tết thường biến động lớn do các bữa ăn có quá nhiều thịt, chất béo. Trong đó, bánh chưng và xôi thuộc về đồ nếp khi tiêu hóa xong làm tăng đường máu khá nhiều.
Ông Cường lưu ý, ngày Tết kiểm tra đường máu rất quan trọng. Với người có phương tiện tự kiểm tra đường máu, huyết áp nên đo thường xuyên hơn (3-6 lần, nếu có thể), nhất là khi có biểu hiện bất thường. Cần nhớ những chỉ số đường máu đo được khi đói là 5mmol/l; sau ăn 2 giờ 10mmol/l thì có thể yên tâm ăn Tết.
Trong những ngày Tết, người bệnh không vì vui mà quên uống thuốc, tiêm thuốc. Đường trong cơ thể vẫn luôn được tiêu hóa, hấp thụ và tạo ra từ gan, thậm chí những ngày Tết còn gia tăng nhiều hơn vì ăn uống nhiều, vì stress...Không bỏ tiêm dù chỉ một liều thuốc.
Nếu lỡ hết thuốc mà không thể có được, nên ăn ít hơn mọi ngày một chút và chia ra nhiều bữa hơn. Biện pháp này có thể giúp cho đường máu không tăng quá cao trong vòng vài ngày. Cần lưu ý, đừng ngần ngại gọi điện xin tư vấn hoặc đến khám nếu cảm thấy sức khỏe không ổn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận