Thông tin về tình hình thi công 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam triển khai theo phương thức đối tác công - tư (PPP), Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, tính đến nay, dự án đoạn Nha Trang - Cam Lâm có sản lượng thi công đạt hơn 64% giá trị hợp đồng, đáp ứng tiến độ.
Theo kế hoạch, trong năm 2023, dự án đoạn Nha Trang - Cam Lâm sẽ là dự án PPP đầu tiên trên tuyến cao tốc Bắc - Nam cán đích.
Tại dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, tiến độ thi công cũng đang bám sát kế hoạch yêu cầu.
Theo báo cáo, sản lượng thi công dự án đến nay đạt 36,16% giá trị hợp đồng, đáp ứng kế hoạch.
Dự án đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có chiều dài 49,3 km, tổng vốn đầu tư hơn 11.157 tỷ đồng. Dự án được khởi công tháng 5/2021, kế hoạch hoàn thành vào tháng 5/2024.
Dự án đoạn Nha Trang - Cam Lâm có chiều dài 49,1 km, tổng vốn đầu tư hơn 5.524 tỉ đồng, khởi công tháng 9/2021, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2023.
Dự án đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo có chiều dài 78,5 km, tổng vốn đầu tư hơn 8.925 tỷ đồng, khởi công tháng 9/2021, kế hoạch hoàn thành vào tháng 3/2024.
“Phần việc quyết định đến tiến độ dự án thuộc phạm vi của Công ty 194, song, việc thi công của nhà thầu này còn chậm, công tác đào nền đường gói thầu XL01 (còn 0,9 triệu m3). Cùng đó là công tác đắp nền đường gói thầu XL02; các hạng mục cầu Km56, cầu Km60, gói thầu XL03.
Bộ GTVT đã có văn bản phê bình Ban QLDA 85 và yêu cầu chủ đầu tư rà soát lại năng lực của nhà thầu, xem xét, điều chuyển khối lượng công việc hoặc xem xét chấm dứt hợp đồng với nhà thầu không đáp ứng. Đơn vị QLDA cũng được yêu cầu thường xuyên có mặt tại hiện trường để điều hành dự án”, Cục Quản lý đầu tư xây dựng thông tin.
Lo lắng nhất trong 3 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam hiện nay là dự án đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt khi tính đến đầu tháng 2/2023, lũy kế sản lượng thi công dự án mới đạt 25% giá trị hợp đồng, chậm 3,98% so với tiến độ điều chỉnh.
Nguyên nhân của tình trạng chậm trễ được xác định do một số tồn tại chưa được giải quyết triệt để, kéo dài như: Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Vina 2 chưa nộp đủ vốn chủ sở hữu làm ảnh hưởng đến nguồn vốn và công tác thanh toán cho các nhà thầu; Chưa lập lại tiến độ chi tiết phù hợp với tiến độ tổng thể, chưa tổ chức tăng ca, tăng kíp để bù lại khối lượng bị chậm, đặc biệt công tác xử lý nền đất yếu,….
"Đối với dự án này, ngày 10/1/2023, Bộ GTVT đã chủ trì đoàn kiểm tra hiện trường, yêu cầu nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án chỉ đạo nhà thầu tăng cường nhân lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính, làm tăng ca để bù lại tiến độ đã bị chậm.
Trong thời gian tới nếu nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án tiếp tục chậm tiến độ, Ban QLDA 6 căn cứ các quy định hợp đồng BOT đã ký kết, kiểm tra, rà soát, đánh giá toàn diện khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng BOT, đề xuất giải pháp xử lý theo quy định”, Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho hay.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận