Theo đó, việc sử dụng điện thoại thông minh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lớp màng nước mắt (một cấu trúc năng động phục vụ nhiều chức năng duy trì sức khỏe bề mắt nhãn cầu, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng độc hại, sửa chữa những tổn thương và tạo bề mặt khúc xạ tiền phòng ổn định, trong suốt cho thị lực rõ ràng. Màng nước mắt được mô tả như một hỗn hợp nước dạng gel nằm ở giác mạc và kết mạc) và gây viêm.
Ở trẻ em, việc tập trung mắt khi sử dụng điện thoại ở cự ly gần trong thời gian dài có thể gây cận thị.
Trong khi đó, ngay cả người lớn cũng có thể gặp phải tình trạng co thắt cơ mi mắt (A spasm of accommodation) – dẫn đến hiện tượng bị mờ các vật thể khi nhìn ở khoảng cách xa.
Bác sỹ nhãn khoa Nga cảnh báo về màn hình điện thoại và đôi mắt trẻ em.
Ở cả trẻ em hay người lớn, nhìn vào màn hình điện thoại quá lâu và kéo dài có thể đẩy nhanh tốc độ cận hoặc viễn thị.
Sử dụng điện thoại thông minh liên tục làm căng các cơ ở vùng cổ và gáy, có thể dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động của vùng cơ, gia tăng các hiện tượng chóng mặt và đau đầu.
Bà Natalia Bosha, bác sĩ nhãn khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật của Trung tâm Y tế Châu Âu (EMC), đã đưa ra những cảnh báo như vậy.
Bác sĩ Natalia Bosha cũng khuyến cáo không nên cho trẻ dưới chín tuổi sử dụng điện thoại thông minh vì theo bà, đây là độ tuổi dễ mắc bệnh về mắt nhất.
Chuyên gia Natalia Bosha cũng khuyên người lớn nên rời mắt khỏi điện thoại di động thường xuyên hơn và duy trì khoảng cách cần thiết khi sử dụng.
Theo bà Natalia Bosha, mọi người nên giữ các thiết bị có màn hình phát sáng cách mắt 40-45 cm để đảm bảo an toàn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận