Ảnh minh họa |
Cụ thể, năm 1996 tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ở mức 12%. Hiện, tỷ lệ này đã chạm mức hơn 50% tại TP Hồ Chí Minh và khoảng 41% tại Hà Nội (khu vực nội thành). Xét nghiệm của 500 trẻ béo phì cho thấy, tỷ lệ rối loạn mỡ máu dao động 35-50%. Cũng theo điều tra này, về hoạt động thể lực của trẻ trong 3 ngày (có cả ngày đi học, ngày ở nhà) bằng việc đeo máy đo bước chân cho thấy, hoạt động thể lực của trẻ chỉ đạt ở mức trung bình và là chuyển động đơn thuần, còn hoạt động thể dục, thể thao gần như không có.
TS. Trương Hồng Sơn, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân chính khiến gia tăng tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì do tâm lý các bà mẹ luôn muốn con mình ăn được nhiều và mập. Có đến 1/3 số bà mẹ có con bị thừa cân mà không biết, thậm chí, 15% số người có con thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục béo hơn. Trong khi đó, béo phì được đánh giá là nguy cơ cao dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, xương khớp, tiểu đường, ung thư…
Theo khuyến cáo Viện Dinh Dưỡng, nếu trẻ hoạt động thể lực ở mức độ nhẹ, ngủ dưới 8 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ thừa cân, béo phì gần gấp 3 lần với trẻ hoạt động thể lực nặng, ngủ đủ, ngồi máy tính ít. Vì vậy, học sinh ở lứa tuổi tiểu học cần vận động thể dục, thể thao 1-2 tiếng/ngày và duy trì chế độ ăn phù hợp. Khi trẻ có dấu hiệu cân nặng vượt chuẩn cần có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận