Bộ binh Trung Quốc sử dụng súng phun lửa trong tập trận tấn công trên bộ.
Theo một tờ báo có trụ sở tại Nhật Bản, quân đội Trung Quốc cố gắng che giấu lỗ hổng chính của mình đằng sau những vũ khí mới.
Chuyên gia Steve Sachs của tờ Học giả Ngoại giao (The Diplomat), trụ sở ở Tokyo, nhà báo chuyên phụ trách về khu vực Châu Á - Thái Bình, gần đây đã có một viết về những cải cách trong lực lượng quân đội Trung Quốc (PLA).
Các tài liệu được ông Steve Sachs viện dẫn mô tả cách thức Trung Quốc đã tích cực xây dựng tiềm lực quân sự của mình như thế nào trong vài năm qua.
Những hoạt động cụ thể bao gồm: chế tạo máy bay, tên lửa, thành lập các hạm đội tấn công, chế tạo tàu sân bay, tàu khu trục và tàu ngầm mới.
Đồng thời, ông Steve Sachs lưu ý rằng với tất cả sức mạnh quân sự-kỹ thuật này, quân đội Trung Quốc vẫn có một nhược điểm, lỗ hổng nghiêm trọng.
Theo ông Steve Sachs, quân đội Trung Quốc đang cố gắng che giấu nhược điểm chính của mình đằng sau hàng loạt vũ khí mới đang được chế tạo trong nước.
Một phi đội máy bay chiến đấu do Trung Quốc tự chế tạo.
Bài báo chỉ ra nhược điểm đó là sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Trung Quốc.
Ông Steve Sachs nhấn mạnh rằng, PLA thiếu kinh nghiệm chiến đấu hiện đại kể từ cuộc chiến cuối cùng vào cuối thập niên 70.
Theo tác giả Steve Sachs, đó là lý do tại sao các nhà chức trách Trung Quốc hiện đang áp dụng mọi biện pháp để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của PAL.
Vì vậy, các cuộc tập trận mô phỏng chiến tranh đã được đưa vào chương trình đào tạo. Các bài tập của PLA trong đó các hoạt động quân sự được thiết kế để diễn ra theo định dạng thường được thực hiện trong quân đội của khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO): quân đỏ chống quân xanh.
Cần lưu ý rằng các đơn vị phản ứng nhanh đang được thành lập trong PLA, các đơn vị đường không đang mở rộng, chú trọng nhiều đến việc tiến hành các hoạt động thông tin và sử dụng vũ khí chính xác cao.
Theo các nhà phân tích, về cơ bản, các khả năng toàn diện của quân đội mới của Trung Quốc có thể sẽ được hoàn thành vào năm 2035.
Về vấn đề này, báo chí nước ngoài cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu Trung Quốc có cố gắng “phát huy khả năng tác chiến của quân đội nước này trên thực tế hay không”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận