Quân sự

Báo Mỹ phán đoán về các hầm chỉ huy hạt nhân mới của lãnh đạo Nga

13/11/2020, 16:07
image

Tiếp theo phần 1 “Tổng thống Nga Putin tiết lộ sự tồn tại của hầm chỉ huy hạt nhân mới”. Chủ đề đang được giới phân tích quân sự Mỹ quan tâm.

img
Tổng thống Nga Putin.

Tổ hợp Kosvinsky Kamen

Theo trang The Drive, không hoàn toàn có thêm các chi tiết rõ ràng từ những bình luận của Tổng thống Nga Putin cho thấy nhà lãnh đạo Nga đang nói về một cơ sở hoàn toàn mới hay việc tân trang, cải tiến hoặc mở rộng một cơ sở hiện có.

Nhận xét của ông ông Putin về sự cần thiết phải bảo vệ cơ sở hạ tầng chỉ huy và kiểm soát tổng thể chống lại bất kỳ mối đe dọa nào, bao gồm cả một cuộc tấn công hạt nhân, nhấn mạnh đến địa điểm mà ông đang nói. Dựa vào đây, The Drive cho rằng đó có thể là các công trình chỉ huy bị chôn sâu dưới lòng đất.

Ở Nga, người ta hiểu rằng có hai địa điểm phù hợp với mô tả chung này của Tổng thống, một tại Kosvinsky Kamen trên dãy núi ở phía Bắc Ural và một địa điểm khác nằm dưới núi Yamantau ở dãy núi thuộc phía Nam Ural.

Việc xây dựng cả hai địa điểm được cho là bắt đầu vào cuối những năm 1970. Cần lưu ý rằng không có cơ sở nào trên trái đất có thể sống sót hoàn toàn khi đối mặt với các cuộc tấn công của vũ khí hạt nhân hiện đại, nhưng các địa điểm bị chôn vùi sâu có lẽ cung cấp khả năng phòng thủ tốt nhất.

img
Dãy núi Kosvinsky Kamen.

Do đó, cả Liên Xô và Hoa Kỳ và nhiều nước khác, đã đầu tư rất nhiều vào các khu phức hợp boongke chống chiến tranh hạt nhân như vậy trong Chiến tranh Lạnh.

Kosvinsky Kamen, ít nhất một số phần được cho là được xây dựng và chôn dưới lớp đá granit rắn cao khoảng 1.000 feet (tương đương 304,8 mét), có lẽ được biết đến nhiều hơn trong số hai địa điểm được nhắc đến, do nó có liên quan đến hệ thống chỉ huy và kiểm soát hạt nhân bán tự động được phát triển lần đầu tiên dưới thời Liên Xô.

Liên Xô gọi tổ hợp ở Kosvinsky Kamen là “Perimeter” (Chu vi). Hệ thống này từ lâu đã được mô tả là một cỗ máy cho “ngày tận thế" giống như một cỗ máy hư cấu trong bộ phim hài về Chiến tranh Lạnh nổi tiếng của đạo diễn Stanley Kubrick, có tên “Tiến sĩ Strangelove”.

Đây là nơi có thể thực hiện một vụ phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạt hạt nhân với tầm bay xuyên lục địa để tấn công trả đũa hoàn toàn tự sau khi Liên Xô trước đây và Nga ngày nay phải hứng chịu một cuộc tấn công từ quân đội nước ngoài.

Báo cáo gần đây hơn đã chỉ ra rằng các lãnh đạo cao cấp ở Nga có thể được ủy quyền trước trong một cuộc khủng hoảng để thực hiện màn hạ lệnh tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân nếu đáp ứng các điều kiện nhất định.

Điều này cũng liên quan nhiều đến hoạt động của khu vực Perimeter và việc vận hành các bộ phận trung tâm của nó từ bên trong khu phức hợp Kosvinsky Kamen. Tuy nhiên, các báo cáo vẫn chỉ ra rằng boongke chính của khu vực Perimeter này giống như thứ mà bạn chỉ tìm thấy phim James Bond.

Hệ thống kiểm soát chính của nó, ít nhất là "trong một thời gian ngắn" được bố trí nằm trong "một boongke sâu dưới lòng đất cứng hình cầu và rất cứng, có lẽ là nơi an toàn nhất mọi thời đại trong Chiến tranh Lạnh", David Hoffman, một nhà báo lâu năm và là tác giả của cuốn sách có tên “Bàn tay chết” xuất bản năm 2009, phỏng đoán.

Sách “Bàn tay chết” nói về những câu chuyện chưa kể về Cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh và Di sản nguy hiểm của nó. Tác giả “Bàn tay chết” đã từng mô tả vào năm 2015 như sau: “các sĩ quan trực chiến tại các vị trí của họ bên trong cấu trúc này (Perimeter) liên tục thực hiện nghiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và thay ca liên tục chỉ để ngồi canh xem ba bóng đèn báo động có tấn công hạt nhân sáng vào lúc nào”.

img
Tên lửa đạo đạo xuyên lục địa Topol được nạp vào một hầm phóng silo.

Thông thường mỗi ca trực có ba người sỹ quan. Khi bóng đèn đầu tiên sáng, một người thay mặt hai người còn lại nhận nhiệm vụ khi anh ta được giao quyền "tiền định" khi có biến động. Bóng đèn thứ hai sẽ sáng ở vị trí người thứ hai thì sỹ quan này sẽ xác nhận việc "xử trảm" – ý chỉ việc sẽ tấn công trả đũa với lãnh đạo cấp cao của Liên Xô. Khi bón đèn thứ ba sáng, người cuối cùng sẽ được thông báo sau khi xác nhận về một cuộc tấn công hạt nhân sắp xảy ra.

Nếu cả ba đều sáng, các sỹ quan trực sẽ lập tức bắt đầu thực hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đạn hạt nhân (ICBM) thông qua việc truyền lệnh qua mạng liên lạc chứa mã phóng an toàn cho các đơn vị điều khiển các tên lửa đạn đạo trong các tổ hợp silo bên dưới lòng đất.

Theo báo cáo, một hệ thống “ngày tận thế” hoàn toàn tự động thực tế cũng đã được xem xét, nhưng cuối cùng bị từ chối.

Theo báo cáo, Liên Xô đã kích hoạt tổ hợp Perimeter lần đầu tiên vào năm 1984. Ít nhất một số phần của hệ thống được cho là vẫn hoạt động ở nước Nga thời hậu Xô Viết tính đến năm 2011.

The Drive lưu ý rằng việc xây dựng tổ hợp boongke Kosvinsky Kamen, thường được so sánh về hình thức và chức năng với khu phức hợp Núi Cheyenne nổi tiếng của Không quân Hoa Kỳ, đã không được tuyên bố là hoàn thành cho đến năm 1996.

Tên lửa hạt nhân có thể nhận lệnh phóng đạn từ bất cứ đâu qua hệ thống mã hóa tín hiệu:

Điều này đáng chú ý khi một năm sau đó (1997), khi đó quân đội Hoa Kỳ giới thiệu bom chống boongke hạt nhân B61-11. Thời điểm giới thiệu loại vũ khí đó được nhiều người coi đó chính là phản ứng trực tiếp cho việc hoàn thành tổ hợp boongke của Nga.

"Kosvinsky được các mục tiêu Mỹ coi là viên ngọc quý của hệ thống chỉ huy hạt nhân thời chiến của Nga, bởi vì nó có thể liên lạc qua núi đá granit với các lực lượng chiến lược ở xa của Nga bằng cách sử dụng tín hiệu vô tuyến tần số rất thấp (VLF) có thể tồn tại ngay cả trong môi trường chiến tranh hạt nhân", Bruce Blair, cựu sĩ quan kiểm soát phóng ICBM và từng làm việc về các vấn đề liên lạc liên quan đến lực lượng hạt nhân chiến lược trong khuôn khổ Văn phòng Đánh giá Công nghệ của Quốc hội Hoa Kỳ, từng viết trên tờ The Washington Post năm 2003.

Ông Blair, người đã qua đời vào tháng 7, cũng từng là người đầu tiên tiết lộ công khai chi tiết về khu vực tổ hợp Perimeter vào năm 1993 và đã tiếp tục làm việc trong các tổ chức tư vấn và cộng đồng vận động, bao gồm cả đồng sáng lập Global Zero, tổ chức ủng hộ việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.

Tổ hợp Núi Yamantau

Ngoài Kosvinsky Kamen, Núi Yamantau cũng được cho là một nơi có tổ hợp boongke “ngày tận thế” nữa của Nga.

Báo Mỹ cho rằng, tổ hợp chỉ huy được ở Núi Yamantau, nơi được cho là nằm sâu dưới khoảng 3.000 feet (tương đương gần 1 km) dưới các lớp đất đá, chủ yếu được tạo thành từ thạch anh.

The Drive suy đoán rằng, tổ hợp ở Núi Yamantau là boongke vô cùng lớn, bao gồm một khu vực "lớn và quan trọng với các nhà lãnh đạo Mỹ như ở Washington”. Khu phức hợp này nằm trong Mezhgorye, nơi được biết đến ở Nga như một thị trấn khép kín, chỉ những cá nhân được ủy quyền mới được phép sống và làm việc.

Cơ sở ở Núi Yamantau chủ yếu được gọi là địa điểm liên tục của chính phủ để lãnh đạo cao nhất của Nga chuyển đến trong bất kỳ cuộc khủng hoảng lớn nào, tương tự như Khu phức hợp Núi Raven của quân đội Mỹ.

img
Kho lương thực dự trữ trong hầm ở khu vực Núi Yamantau - ảnh tư liệu Google Site.

Raven Rock thường được mô tả như một Lầu Năm Góc dưới lòng đất, trong khi Mount Weather là nơi cung cấp một vị trí vững chắc cho cơ quan lãnh đạo dân sự hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ hoạt động trong khi xảy ra khủng hoảng chiến tranh với các nước lớn.

Ông Blair đã viết vào năm 2003 rằng: “Đó là một nơi trú ẩn hơn là một trung tâm chỉ huy, bởi vì các liên kết thông tin liên lạc của cơ sở này tương đối mỏng manh. Điều đáng chú ý là đá thạch anh là loại vật chất cản trở tín hiệu vô tuyến phát ra từ bên trong núi”.

Người Nga đã rất kín tiếng về khu phức hợp này, việc xây dựng nó vẫn đang được tiến hành, ít nhất là ở một mức độ nào đó, kể từ năm 1996. "Dự án đã được các quan chức Nga hiện tại và trước đây mô tả khác nhau như một địa điểm khai thác, một kho lưu trữ vàng, khu vực lưu trữ lương thực, bãi chứa nguyên liệu hạt nhân hay một boongke cho các nhà lãnh đạo Nga trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân", theo một báo cáo đăng năm 2003 của báo The New York Times.

Hai năm sau, nó được báo cáo là bị bỏ hoang. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu công việc ở đó có được tiếp tục sau đó không, liệu có bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào liên quan đến liên kết thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài được giải quyết hay không và liệu đây có phải là cơ sở mà Tổng thống Putin có thể đã đề cập đến trong phát biểu gần đây hay không – The Drive đặt câu hỏi.

Trang báo Mỹ cho rằng, tất nhiên, ông Vladimir Putin cũng có thể đang mô tả một địa điểm khác chưa từng được biết đến trước đây mà giờ đây sắp hoàn thành.

Tham khảo phần 1: Ông Putin tiết lộ sự tồn tại của hầm chỉ huy hạt nhân mới

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.