Chính vì khả năng “tàng hình” hiệu quả này mà trong năm 2018, Hải quân Hoa Kỳ đã “mất dấu”, không thể phát hiện được một tàu ngầm của Hải quân Nga.
Ấn phẩm National Interest đã nhắc đến những bình luận của Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ Dave Johnson, người rất ấn tượng với tàu ngầm Severodvinsk (tàu đầu tiên của Dự án Ash) rằng ông đã ra lệnh đặt mua và để trong văn phòng của mình một mô hình của tàu Severodvinsk, "để nhắc nhở rằng Hải quân Mỹ sẽ phải đối phó với điều gì (trong tương lai)".
Một trong những lợi thế của các tàu ngầm thuộc Dự án Ash mà National Interest nhắc đến là khả năng “tàng hình”.
Vào năm 2018, khi tàu ngầm Severodvinsk của Hải quân Nga thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Đại Tây Dương, quân đội Mỹ không thể phát hiện và theo dấu nó trong vài tuần.
Theo National Interest, vỏ tàu Severodvinsk được chế tạo từ thép từ tính thấp, làm giảm đáng kể tín hiệu phát ra từ tàu ngầm.
"Trong thời bình, việc không phát hiện được tàu ngầm Nga là một vấn đề đau đầu. Trong một cuộc xung đột, mất dấu vết của một chiếc tàu ngầm là một mối nguy hiểm chết người", tác giả của bài báo kết luận.
Dự án Ash là công việc nghiên cứu – phát triển – chế tạo và sử dụng một loạt các tàu ngầm hạt nhân đa năng nội địa thế hệ thứ tư cho Hải quân Nga.
Severodvinsk là tàu đầu tiên của dự án, đã gia nhập một hạm đội của Hải quân Nga vào năm 2014.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận