Đời sống

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận kỷ vật của cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro

31/07/2024, 14:14

Gia đình đại uý Lâm Sơn Náo - chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, vừa bàn giao hiện vật là khẩu súng ngắn K59 và 6 viên đạn, do Chủ tịch Cuba Fidel Castro tặng đại uý Lâm Sơn Náo sau chiến công đánh chìm tàu chiến Mỹ tại bến cảng Sài Gòn ngày 2/5/1964.

Ông Nguyễn Quốc Độ, đại diện Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định cho biết, việc bàn giao hiện vật diễn ra tại nhà đại uý Lâm Sơn Náo - chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Đi kèm hiện vật còn có một cây thông nòng súng cùng giấy phép sử dụng. Các hiện vật được gia đình giữ gìn và bảo quản tốt suốt thời gian qua, không bị hỏng hóc, hư hại.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận kỷ vật của cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro- Ảnh 1.

Đi kèm hiện vật còn có một cây thông nòng súng cùng giấy phép sử dụng, tặng phẩm của ông Lâm Sơn Náo.

Ông Lâm Văn Quản, con trai của ông Lâm Sơn Náo cho biết, bố ông là chiến sĩ Biệt Động Sài Gòn là người đánh chìm tàu sân bay USS Card khiến hơn 30 máy bay chiến đấu, thiết bị quân sự chìm xuống lòng sông Sài Gòn năm 1964.

"Bố tôi mất hôm 10/7, đến nay mới được 21 ngày", ông Lâm Văn Quản nói.

Theo ông Lâm Văn Quản, việc trao tặng khẩu súng cho bảo tàng không chỉ là sự tri ân đối với những đóng góp của cha ông mà còn là mong muốn góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. 

"Gia đình rất xúc động khi thực hiện nguyện vọng cuối cùng của cha muốn lưu giữ kỷ vật này tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định", ông Văn Quản bày tỏ.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận kỷ vật của cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro- Ảnh 2.
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận kỷ vật của cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro- Ảnh 3.

Các hiện vật được gia đình giữ gìn và bảo quản tốt suốt thời gian qua, không bị hỏng hóc, hư hại.

Ngoài khẩu súng, gia đình ông Lâm Sơn Náo còn trao tặng bảo tàng nhiều tài liệu, hình ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của ông. 

Ông Nguyễn Quốc Độ chia sẻ thêm, việc tiếp nhận khẩu súng K59 của ông Lâm Sơn Náo là một vinh dự lớn đối với bảo tàng. 

Hiện nay, bảo tàng đã và đang lưu giữ hơn 10.000 hiện vật, mỗi một hiện vật là một câu chuyện riêng, có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn đối về các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn năm xưa. 

Việc lưu giữ các kỉ vật của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn còn giúp bảo tàng lan tỏa và giáo dục lòng yêu nước đến thế hệ trẻ.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận kỷ vật của cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro- Ảnh 4.
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận kỷ vật của cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro- Ảnh 5.
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận kỷ vật của cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro- Ảnh 6.

Gia đình ông Lâm Sơn Náo - Chiến sỹ biệt động Sài Gòn, các con cháu ông đã bàn giao hiện vật cho đại diện Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, chính thức nhận quyết định trở thành bảo tàng ngoài công lập của Thành phố vào ngày 27/8/2023.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định có trụ sở tại số 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1,TP.HCM.

Đây là bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định và cũng là Bảo tàng nằm trong di tích.

Địa điểm này, trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn hoạt động dưới vỏ bọc là cơ sở đóng mới xích lô và gia công đồ nội thất cho Dinh Độc Lập.

Bảo tàng hiện sở hữu 7 bộ sưu tập hiện vật quý giá gắn liền với lực lượng biệt động gồm: các hầm bí mật chứa vũ khí, ém quân, những chiếc xe các chiến sĩ biệt động đã dùng để đi lại, hoạt động như vũ khí, vật dụng sinh hoạt gắn liền với quá trình hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn, thiết bị thông tin liên lạc…

Trước đó, đơn vị cũng đã tiếp nhận nhiều hiện vật có giá trị lịch sử từ các nhân chứng: ông Huỳnh Văn Cấn (Tư Trung), Trưởng ban liên lạc Biệt động cánh Tây Nam, bà Lại Thị Kim Túy (Sáu Túy), chiến sĩ Đội biệt động Vùng 3 Phân khu 2, Quân khu Sài Gòn - Gia Định, bà Bành Thị Lệ, con gái liệt sĩ, AHLLVTND Bành Văn Trân...


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.