Đáng chú ý, đây là biển số hồi tháng 1 từng được một khách hàng chốt giá đấu ở mức 75,275 tỷ đồng (mức kỷ lục từ khi triển khai đấu giá biển số xe vào tháng 8/2023). Tuy nhiên, người trúng đấu giá sau đó bỏ cọc.
Đến tháng 4, khi trở lại sàn, 30K-999.99 tiếp tục được chốt đấu giá ở mức 30,65 tỷ đồng rồi tiếp tục bị bỏ cọc.
Theo đại diện Cục CSGT, tính đến nay việc đấu giá biển số xe ô tô đã trải qua hơn 220 ngày. Tổng số biển đưa ra đấu giá là trên 1,26 triệu biển; số biển đấu giá thành công là hơn 35.500 biển.
Tổng giá trị tài sản đấu thành hơn 3.280 tỷ đồng. Đáng chú ý, tổng số tiền mà người trúng đấu giá đã nộp là 3.026 tỷ.
Ngoài 30K-999.99 được trả giá vào sáng nay, nhiều biển khác được trả giá cao như: 51K-888.88 (15,265 tỷ); 30K-555.55 (14,495 tỷ); 11A-111.11 (8,780 tỷ); 72A-777.77 (6,850 tỷ); 88A-666.66 (6,705 tỷ); 36A-999.99 (5,285 tỷ)...
Từ ngày 5/9 vừa qua, các đơn vị liên quan đã triển khai kế hoạch đấu giá thêm 388.389 biển số xe ô tô cho phiên đấu giá thứ năm. Danh sách biển số lần này có đủ 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, Hà Nội có hơn 56.000 biển số, TP.HCM có gần 54.000 biển số xe ô tô.
Quy định hiện hành nêu, giá khởi điểm của mỗi biển số là 40 triệu đồng, bước giá 5 triệu đồng. Đối với mỗi biển số ô tô đấu giá thành công, thù lao dịch vụ đấu giá thanh toán cho tổ chức đấu giá tài sản được tính bằng 8% giá khởi điểm.
Ngoài thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá thanh toán cho tổ chức đấu giá tài sản là 10.000 đồng trên một biển số xe ô tô đưa ra đấu giá.
Theo quy định, trong quá trình đấu giá, đơn vị được giao kiểm tra, giám sát an ninh, an toàn thông tin, bảo đảm an ninh mạng, chống xâm nhập trong quá trình đấu giá là Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Viễn thông và Cơ yếu, Cục Công nghệ thông tin, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ - Bộ Công an.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận