Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Đa dạng hoá các nguồn lực, kiểm soát chặt chống thất thoát, lãng phí
Dù nhận định việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế bao (gồm: Nhân lực, vật lực và tài lực) đã có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước, nhưng Bộ Chính trị cho rằng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Điển hình như việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp chưa theo cơ chế thị trường, gây lãng phí và làm cạn kiệt nguồn lực của đất nước.
Việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả. Diện tích đất sử dụng kém hiệu quả hoặc chưa sử dụng còn lớn; nhiều địa phương buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng đất bị hoang hóa, bị lấn chiếm, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và gây thất thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, đầu tư vào kết cấu hạ tầng còn dựa nhiều vào ngân sách nhà nước; hoạt động xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế do khung khổ pháp lý còn thiếu, chưa đồng bộ; việc quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng còn bất cập.
Trong khi đó, hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tiền tệ chưa cao, cân đối chi chưa gắn kết chặt chẽ với khả năng thu từ nền kinh tế; việc phân bổ các nguồn lực còn dàn trải, lãng phí; Quản lý, sử dụng tài sản công còn kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát.
Từ thực tế đó, Bộ Chính trị đưa ra quan điểm chỉ đạo là nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay để khắc phục các tồn tại, yếu kém của nền kinh tế.
Phải đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực; thúc đẩy xã hội hóa, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước; áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển.
Cùng với đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với việc khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, cạn kiệt nguồn lực của đất nước và hủy hoại môi trường.
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Bộ Chính trị đề ra trước hết là sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để khơi thông, giải phóng tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có; thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực của đất nước.
Đặc biệt, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng và dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội. Kiểm soát tốt quyền lực, đề cao trách nhiệm giải trình và đạo đức công vụ. Đồng thời, xây dựng và thực thi nghiêm các chế tài đủ mạnh nhằm ngăn chặn hành vi cửa quyền, độc quyền; cơ chế xin - cho; lợi ích nhóm; đẩy lùi tham nhũng, góp phần củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công
Về giải pháp cụ thể đối với nguồn nhân lực, Bộ Chính trị yêu cầu triệt để khắc phục "bệnh thành tích" và những tiêu cực trong giáo dục, đào tạo; khắc phục tâm lý và hiện tượng quá coi trọng và đề cao "Bằng cấp", "Chứng chỉ" một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực.
Cạnh đó, đổi mới căn bản và toàn diện chính sách về đánh giá, sử dụng nhân lực trong khu vực nhà nước. Khẩn trương xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, gắn với kết quả hoạt động công vụ và hiệu suất làm việc.
Đổi mới công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và chế độ tiền lương đối với các đơn vị hành chính công dựa trên nguyên tắc thị trường, bảo đảm cán bộ, công chức đủ sống bằng lương và từng bước có tích lũy.
Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và sử dụng có hiệu quả "nhân tài", tập trung thu hút "người tài từ nước ngoài".
Đối với nguồn lực cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội, cần hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng công khai, minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội, coi đây là giải pháp đột phá để thực hiện các mục tiêu bảo đảm hoàn thiện cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công thông qua xây dựng, thực hiện tốt kế hoạch đầu tư phát triển trung hạn, dài hạn. Ưu tiên đầu tư các công trình có tính cấp bách, trọng tâm, trọng điểm, các công trình kết cấu hạ tầng bảo đảm tính đồng bộ, tính kết nối nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm việc huy động, sử dụng nguồn vốn đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả, xử lý nghiêm các vi phạm gây tổn thất, lãng phí.
Rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, kiên quyết chấm dứt đầu tư đối với các dự án kém hiệu quả, thiếu tính khả thi để tập trung đầu tư cho các công trình và dự
Đối với nguồn tài lực, cần thực hiện nghiêm Luật Ngân sách nhà nước, tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành. Giám sát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách nhà nước, bảo đảm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng nguồn thu sự nghiệp; không ban hành các chính sách, chế độ, chương trình, đề án khi không cân đối được nguồn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận