Bà Margaret Thatcher (phải) và ông David Cameron |
Cộng đồng Kinh tế châu Âu được đổi tên chính thức thành Cộng đồng châu Âu vào năm 1993, hoặc Thị trường chung (Common Market) ở các nước nói tiếng Anh, ban đầu gồm các nước Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Luxembourg và Hà Lan. Sau đó được mở rộng thêm 6 nước khác gia nhập, và từ năm 1967, các cơ quan thể chế của Cộng đồng cũng điều khiển Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EAEC hoặc Euratom) dưới tên Các cộng đồng châu Âu.
Năm 1975, Anh tổ chức trưng cầu dân ý với chủ đề, nguyên văn: "Bạn có nghĩ rằng Anh có nên ở lại trong Cộng đồng châu Âu (thị trường chung) hay không?". Kết quả, 67 % thuộc 68 đơn vị hành chính cấp quận, khu vực và Bắc Ireland của Anh trả lời "đồng ý", trong khi đó chỉ có Shetland và Western Isles trả lời "không", Đảng Lao động trung tả chia rẽ về vấn đề này, một số tách ra để thành lập đảng Dân chủ xã hội (SDP).
Thủ tướng Margaret Thatcher
Căng thẳng giữa EEC và Anh trở nên đỉnh điểm vào năm 1984, khi Thủ tướng thuộc đảng Bảo thủ Margaret Thatcher phàn nàn Anh phải nộp ngân sách cho EEC quá lớn. Mặc dù vào thời điểm đó Anh là quốc gia thứ ba nghèo nhất trong cộng đồng EEC, nhưng lại là nơi đóng góp cho EEC nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, 70% tổng chi của EEC là cho trợ cấp nông nghiệp. Sau đó, Margaret Thatcher đã tiến hành đàm phán để "giảm giá" việc đóng góp của Anh, từ 20% thập niên 80, giảm còn 12%.
Hiệp ước Maastricht, có hiệu lực vào năm 1993, tạo ra Liên minh châu Âu (EU), có trụ sở tại Brussels (Bỉ), và từ đây EEC được đổi tên đơn giản hơn, Cộng đồng châu Âu (EC). EU được thiết kế để tích hợp các quốc gia châu Âu về chính trị và kinh tế, kể cả chính sách ngoại giao đoàn, quyền công dân thông thường (đối với hầu hết các quốc gia thành viên, không bao gồm Vương quốc Anh) và dùng một đồng tiền duy nhất, là đồng euro.
Thủ tướng Tony Blair
Thủ tướng đảng Lao động Tony Blair, người giành được chiến thắng lớn trong năm 1997, là người ủng hộ khá nhiệt tình Liên minh Châu Âu, làm việc hết sức mình để tái xây dựng mối quan hệ giữa Anh các quốc gia còn lại. Ông Blair đã làm nhiều việc đã được dư luận ghi nhận như vụ "bò điên" (bovine spongiform encephalopathy) cuối thập niên 90 thế kỷ trước, đo căn bệnh này nên Brussels đã áp đặt một lệnh cấm thịt bò của Anh. Nhờ nỗ lực của Blair, lệnh cấm chung EU đã được gỡ bỏ vào năm 1999, riêng Pháp vẫn giữ lệnh cấm này do chính họ đặt ra vào các năm sau đó.
Tony Blair, người người ủng hộ khá nhiệt tình EU |
Châu Âu và Vương quốc Anh không chỉ có cuộc chiến thịt bò. Năm 2000, sau 27 năm "xung đột bất phân thắng bại", một phán quyết mang tính đột phá khẩu của Tòa án Công lý châu Âu tại Luxembourg, cuối cùng sôcôla của Anh đã được bán trong hầu hết các nước còn lại của châu Âu. Chủ nghĩa thuần túy tại Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia và một số các quốc gia khác lập luận rằng sôcôla của Anh chỉ có bơ ca cao, không có dầu thực vật. Ngoài ra, các thương hiệu nổi tiếng khác như Bar Mars, Kit-Kats và Cadbury của Anh cũng có quá nhiều sữa, và muốn các sản phẩm này ghi nhãn là "sôcôla sữa nội trợ", hay " sôcôla phụ gia" hoặc "vegelate", ý nói không phải sôcôla thuần khiết.
Thủ tướng Gordon Brown
Năm 2007, sau kế hoạch cho ra đời một hiến pháp chính thức của EU không thành, các quốc gia thành viên đã tiến hành đàm phán ký kết Hiệp ước Lisbon gây tranh cãi, trong đó Brussels được mở rộng quyền hạn.
Tuy không ưa EU nhưng ông Gordon Brown vẫn khuyên người dân Anh nên ở lại EU |
Thủ tướng đảng Lao động Anh, Gordon Brown đã không tham dự buổi lễ ký kết được truyền hình trực tiếp với các nhà lãnh đạo của 26 quốc gia thành viên khác. Sau đó ông đã ký văn bản, và bị chỉ trích không nghiêm túc trong việc thương thảo, ký hiệp ước này.
Thủ tướng David Cameron
Vì lợi ích bảo vệ lĩnh vực tài chính của Anh, năm 2011, David Cameron trở thành thủ tướng Anh đầu tiên phủ quyết một hiệp ước EU. Đầu năm 2013, ông đã đưa ra một bài phát biểu được đánh giá cao, trong đó nói thẳng những thách thức mà châu Âu phải đối mặt và hứa sẽ đàm phán lại các thành viên trong EU nếu Đảng Bảo thủ của ông đã giành được đa số phiếu trong cuộc tổng tuyển cử tiếp theo. Đồng thời, động viên cử tri thuộc đảng Độc lập của Anh (UKIP) không rời bỏ EU.
Trong bối cảnh bất ổn trong khu vực đồng euro, cũng như khủng hoảng di cư, đảng UKIP và những người ủng hộ Anh rời khỏi EU (gọi tắt là Brexit) ngày càng tăng, nhất là từ năm 2008. Sau khi tái đắc cử tháng 5 năm 2015, Cameron đã tiến hành đàm phán lại các mối quan hệ Anh-EU, bao gồm cả những thay đổi trong việc cung cấp tiền để giải quyết vấn đề di dân, biện pháp bảo vệ tài chính và các giải pháp thuận lợi hơn cho nước Anh nhằm hạn chế các quy định bất hợp lý do EU đề ra.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận