Ông Johnathan Hạnh Nguyễn là một doanh nhân nổi tiếng, được biết đến với hình ảnh người khai phá đầu tư những ngành nghề khó nhưng rất cần thiết cho Việt Nam phát triển trong nhiều giai đoạn lịch sử.
Ông Hạnh Nguyễn cũng là người được vinh danh người tiên phong mở đường bay kết nối Việt Nam với các nước tư bản từ 36 năm về trước.
Và cho đến nay vị tỷ phú này vẫn miệt mài, gắn bó với ngành hàng không.
Các công ty do ông Hạnh Nguyễn làm chủ tịch liên tục báo tăng trưởng hàng chục %, lợi nhuận hàng trăm tỷ
Hiện, cơ cấu cổ đông của Sasco gồm Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV (49,07%), cùng 3 cổ đông chiến lược đều là các công ty thành viên của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP), Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC), Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC). Tổng tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch Jonathan Hạnh Nguyễn tại Sasco là 45,26%.
Đây cũng là ngành nghề chịu thiệt hại trực tiếp nhiều nhất trong suốt hơn hai năm đại dịch Covid-19. Nhiều đơn vị thừa nhận, chưa biết bao giờ mới có thể phục hồi.
Thế nhưng, mới đây báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022, hàng loạt công ty của vị tỷ phú báo lãi khủng.
Vua hàng hiệu, tăng trưởng mảng hàng hiệu 173%
Chỉ riêng kết quả kinh doanh mảng thời trang (IPPG Fashion Retail) trong 6 tháng đầu năm 2022 với doanh số hơn 2.564 tỷ đồng, tăng trưởng 47% so với cùng kỳ. Với kết quả này cho thấy mảng thời trang của IPPG đã tăng 173% so với mức 141,8 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2021, đồng thời vượt kết quả của cả năm 2020.
IPPG Fashion Retail là công ty nổi tiếng trong nước vàthương trường quốc tế là nhà phân phối hàng loạt thương hiệu thời trang xa xỉ, mảng thời trang của IPPG được đơn vị: DAFC, ACFC trực tiếp điều hành kinh doanh bởi Tiên Nguyễn và Louis Nguyễn.
Tập đoàn IPPG cho biết, dự kiến doanh thu cả năm 2022 của mảng thời trang sẽ vượt ngưỡng 5.000 tỷ đồng. Và đây sẽ là năm có kết quả kinh doanh cao nhất kể từ năm 2019.
Với kết quả này, cho thấy tín hiệu của sự phục hồi kinh tế sau 2 năm đại dịch của các doanh nghiệp mãng bán lẻ thời trang nói chung.
Được biết, trong năm 2019, 2020, 2021 mặc dù tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trên toàn cầu.
Nhưng với bản lĩnh là một trong những doanh nghiệp hàng đầu đóng góp lớn ngân sách nhà nước, một tập đoàn có uy tín trên thương trường quốc tế, IPPG đã năng động thay đổi chiến lược thích ứng linh hoạt với bối cảnh đặc biệt này.
Một nguồn tin tiết lộ, do dịch nên khách hàng không thể đi nước ngoài Nhưng vẫn có nhu cầu đặt hàng mua sắm, IPP retail đã có kế hoạch chăm sóc đặc biệt, chu đáo, tận nơi cho khách hàng nên sản phẩm IPPG vẫn bán “đắt như tôm tươi” trong mùa dịch.
Có lẽ chính vì lí do này, báo cáo tài chính trong giai đoạn 2020 - 2021 dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 nhưng doanh thu của mảng kinh doanh thời trang của IPPG không biến động quá nhiều, vẫn giữ được phong độ.
Bức tranh kinh doanh của IPPG Fashion Retail
Theo đó năm 2020 khi chạm ngưỡng doanh thu 3.712 tỷ đồng. Năm 2021, các cửa hàng bán lẻ thời trang đóng cửa suốt nửanăm nhưng IPPG Fashion Retail vẫn lãi 171 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay 2002 lãi là 386 tỷ đã cao hơn lãi cả năm 2020 là 334 tỷ.Và dự kiến lãi cả năm 2022 là 547tỷ
Vượt qua đại dịch, lợi nhuận Sasco tăng đột biến 680%
Không chỉ ở lĩnh vực thời trang, mới đây Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) do ông Hạnh Nguyễn làm chủ tịch vừa công bố kết quả kinh doanh, quý 2 ghi nhận doanh thu gần 296 tỷ đồng, tăng vọt so với quý 2/2021 đạt được là hơn 93 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế quý 2 đạt hơn 83 tỷ đồng, tăng đột biến 680% so với con số âm hơn 14 tỷ đồng cùng kỳ 2021.
Đây là kết quả đáng mừng cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế và cũng là nỗ lực phát triển vượt qua đại dịch của doanh nghiệp.
Được biết, trong quý 2, các mảng kinh doanh chủ lực của Sasco là hàng miễn thuế đã thu về doanh thu 74 tỷ, tăng gấp 3 lần năm ngoái. Dịch vụ phòng chờ tại sân bay tăng thu gấp 3,5 lần, mang về gần 68 tỷ đồng. Sasco còn thu về gần 38 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, trong đó chủ yếu đến từ phần cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty con và công ty liên kết.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Sasco đạt doanh thu hơn 427 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với còn số đạt được 202 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lãi 6 tháng là gần 86 tỷ đồng, tăng mạnh so với việc âm gần 1,8 tỷ đồng cùng kỳ 2021.
Phía Sasco cho biết, tình hình kinh doanh đang dần hồi phục khi số lượng các chuyến bay nội địa tăng lên, các chuyến bay thương mại quốc tế từng bước được nối lại, trong khi cùng kỳ năm trước công ty bị ảnh hưởng do phải thực hiện giãn cách xã hội từ cuối tháng 5/2021.
Bên cạnh đó, lợi nhuận hoạt động tài chính quý 2/2022 đạt hơn 40 tỷ đồng, tăng 242% so với cùng kỳ năm trước là do cổ tức, lợi nhuận nhận được từ các đơn vị có vốn góp tăng so với cùng kỳ và hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư góp vốn.
Sasco đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2022 ở mức hơn 82 tỷ đồng, tăng gần 27 lần so với năm 2021. Điều này phản ánh kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
Được biết, để có được kết quả này, Sasco đã không ngừng đổi mới trong quản lý và vận hành. Chẳng hạn con số ghi nhận chi phí quản lý và vận hành chuỗi cửa hàng miễn thuế tại sân bay Tân Sơn Nhất cho thấy đã tiêu tốn 80 tỷ đồng là chi phíbán hàng, tăng 153% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm 40% xuống còn 26 tỷ đồng.
Chính điều này đã giúp doanh nghiệp tiết giảm được đáng kể chi phí và tăng doanh số bán hàng.
Chia sẻ về những thành quả này, tại đại hội cổ đông, người đứng đầu Sasco – ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, trong thời điểm ngành hàng không chỉ phụ thuộc vào lượng khách nội địa, công ty đã điều chỉnh điều chỉnh chiến chiến lược kinh doanh để hấp dẫn khách hàng nội địa.
Cùng với đó, Sasco phân bổ lại nhân sự, tập trung vào những mảng, lĩnh vực để chuẩn bị lùi 1 bước tiến 10 bước. Sasco còn tự tin rằng với tình hình này, nếu trường hợp chiến tranh và dịch bệnh được khắc phục thì năm 2023 sẽ tươi sáng hơn.
Hoạt động kinh doanh năm 2023 sẽ được 80% hoặc hơn so với năm 2019. Năm 2023-2024 sẽ giai đoạn đỉnh điểm, Sasco sẽ trở lại bình thường, những khoản lãi sẽ thật sự đáng kỳ vọng”, Chủ tịch Sasco chia sẻ.
Sasco là một trong những doanh nghiệp dịch vụ hàng không lớn nhất nước, chuyên quản lý và vận hành hệ thống cửa hàng miễn thuế, bán hàng lưu niệm, nhà hàng, phòng chờ tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn vận hành hệ thống phòng chờ thương gia, cửa hàng miễn thuế tại sân bay Cam Ranh, cung cấp suất ăn hàng không và đầu tư một số dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng ở Phú Quốc…
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận