Đóng góp ý kiến tại "Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020" hôm nay (22/7), Đại sứ Phần Lan nhận định, quá trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam đang diễn ra rất năng động và nhanh chóng.
Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức như đầu tư xây dựng mạng lưới điện rộng, phân bổ nguồn điện năng đáp ứng nhu cầu hay việc nhiều công ty và các nhà đầu tư quan ngại về giá mua điện.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có môi trường phù hợp trong phân loại xử lý chất thải và như vậy cản trở việc sử dụng chất thải như nguồn năng lượng…"Tôi nghĩ các bạn có nhiều thách thức, tuy nhiên chúng tôi mong muốn tham gia hợp tác cùng Việt Nam vượt qua các thách thức trong lĩnh vực này bởi chúng tôi có nhiều công ty có tri thức công nghệ trong phát triển năng lượng tái tạo", vị Đại sứ bày tỏ.
Cũng theo vị Đại sứ, một trong những điểm mấu chốt quan trọng cần xem xét trong phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là giá điện cần hấp dẫn các nhà đầu tư và chúng ta phải tính toán làm sao để cân bằng nguồn điện trong các trường hợp không có nắng mặt trời hay gió ngừng thổi.
"Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm là thách thức lớn đối với sức khỏe, chất lượng sống tại các thành phố lớn và ngay cả vùng nông thôn… Chính vì vậy, việc các bạn phát triển tốt năng lượng tái tạo chính là giúp cải thiện chất lượng sống và giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Việt Nam", Đại sứ Phần Lan chia sẻ.
Vị này cho biết, đã nghiên cứu Nghị Quyết 55 và nhận thấy, Nghị quyết đã đưa ra tuyên bố chính sách rõ ràng hướng tới tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo…điều này có nghĩa là Nghị quyết đã vạch ra một đường lối chính sách rất rõ ràng việc cần đưa vào sử dụng nhiều hơn năng lượng tái tạo sớm hơn so với trước đây.
Phần Lan là một trong số các quốc gia quan ngại về khối lượng lớn điện than đang được sử dụng tại Việt Nam, cho nên rất hoan nghênh việc Việt Nam xem xét khả năng tăng cường năng lượng tái tạo và như vậy sẽ đạt được việc giảm khối lượng điện than xây dựng mới.
"Những kinh nghiệm quốc tế cũng xoay quanh việc hoàn thiện những nhân tố, môi trường huy động các nguồn lực đảm bảo cho ngành năng lượng phát triển, đó là về thể chế và quy hoạch.
Nhiều dự án vừa rồi cũng chưa có trong cái quy hoạch hay Quy hoạch không đúng cũng không thể làm được. Tôi xin nói thêm về quy hoạch ở đây, quy hoạch điện 7 điều chỉnh nhiều lần. Điều chỉnh mới nhất, mà tổng thể điện 7 điều chỉnh Thủ tướng phê duyệt năm 2016. Sau đó liên tục điều chỉnh quy hoạch cục bộ để bổ sung. Vì sao? Vì cơ cấu nguồn điện đã thay đổi rất nhiều so với quy hoạch điện 7 điều chỉnh mới 2016.
Chúng ta đưa điện hạt nhân ra ngoài, chúng ta tham gia COP 21 và nhiều vấn đề liên quan đến nguồn điện than v.v.. Chúng ta điều chỉnh cơ cấu làm thế nào để đảm bảo ngành năng lượng, đặc biệt là điện thân thiện với môi trường
Nếu quy hoạch điện 7 đi cụ thể vào những dự án thì Quy hoạch VIII sẽ khác, tức là đưa ra những định hướng lớn để có một khung phát triển và dễ điều chỉnh. Trước hết là yêu cầu định hướng về quy mô công suất. Hiện nay chúng ta có hoảng 56000 mW công suất…trong năm nay phải làm 60.000 MW, đến năm 2025 phải 100.000 MW công suất, đến năm 2030 xấp xỉ 130.000 MW", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận