Khám phá

Cận cảnh di tích đặc biệt có 5 bảo vật quốc gia ở Bạc Liêu

02/08/2024, 14:49

Tháp Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, có 5 bảo vật quốc gia.

Cận cảnh di tích đặc biệt có 5 bảo vật quốc gia ở Bạc Liêu- Ảnh 1.

Di tích tháp Vĩnh Hưng (tọa lạc ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), là ngôi tháp có bề dày lịch sử lâu đời nhưng mãi đến những năm đầu thập niên của thế kỷ XX, các nhà khoa học mới biết đến và bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu.

Cận cảnh di tích đặc biệt có 5 bảo vật quốc gia ở Bạc Liêu- Ảnh 2.

Tại đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều hiện vật hết sức quý giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quý… đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên).

Cận cảnh di tích đặc biệt có 5 bảo vật quốc gia ở Bạc Liêu- Ảnh 3.

Điều đặc biệt hiếm thấy hơn của tháp Vĩnh Hưng trong các kiến trúc tôn giáo của các nền văn hóa cổ có ảnh hưởng văn minh Ấn Độ là cửa tháp không xây về hướng đông mà quay về hướng tây nam.

Cận cảnh di tích đặc biệt có 5 bảo vật quốc gia ở Bạc Liêu- Ảnh 4.

Tháp Vĩnh Hưng có diện tích bình diện khá lớn (chiều Đông - Tây rộng 191m; chiều Bắc - Nam dài 6,9m) và được xây cao hơn 10m.

Cận cảnh di tích đặc biệt có 5 bảo vật quốc gia ở Bạc Liêu- Ảnh 5.

Phía bên trong lòng tháp Vĩnh Hưng thờ biểu tượng Linga - Yoni, đây là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân Óc Eo.

Cận cảnh di tích đặc biệt có 5 bảo vật quốc gia ở Bạc Liêu- Ảnh 6.

Hiện có 5 hiện vật là bảo vật quốc gia được tìm thấy trong các đợt khai quật khảo cổ ở tháp Vĩnh Hưng (từ trái qua, trên xuống), gồm: Tượng Sadasiva mặt trước, phù điêu Nữ thần Uma bằng đá (sa thạch), đầu tượng Thần Shiva mặt trước, tượng nam thần và tượng nữ thần Laksmi.

Cận cảnh di tích đặc biệt có 5 bảo vật quốc gia ở Bạc Liêu- Ảnh 7.

Theo bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, tháp Vĩnh Hưng, là một trong số các kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại tại Nam Bộ Việt Nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia.

Cận cảnh di tích đặc biệt có 5 bảo vật quốc gia ở Bạc Liêu- Ảnh 8.

Cùng với việc trùng tu, tôn tạo, mở rộng xứng tầm Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu sẽ phối hợp với UBND huyện Vĩnh Lợi đầu tư nâng cấp tuyến đường vào tháp để đảm bảo lưu thông thuận lợi.

Năm 1990, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khoa học - Xã hội tại TP.HCM (nay là Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải đến khảo sát và đào một hố thám sát, phát hiện một số hiện vật.

Điển hình như: Đầu tượng thần, minh văn, bàn nghiền, Linga - Yoni... Trên cơ sở đó, di tích tháp bước đầu được xác định niên đại từ thế kỷ (VII - VIII) sau Công nguyên, thuộc giai đoạn phát triển cuối của nền văn hóa Óc Eo.

Ngày 18/7/2024, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Tháp Vĩnh Hưng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.