Hạ tầng

Cận cảnh xe buýt kết nối với đường sắt Cát Linh - Hà Đông sắp khai thác

03/11/2021, 15:36

Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức giao thông, kết nối các tuyến buýt với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

img

Dự kiến ngày 6/11 tới, Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội sẽ tổ chức bàn giao, tiếp nhận dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông để đưa vào khai thác, vận hành.

img

Có mặt tại vị trí 12 nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sáng nay (3/11), ghi nhận của PV Báo Giao thông, các tuyến xe buýt đã được kết nối ở mức thuận tiện để hành khách đi lại thuận lợi, trung chuyển từ đường sắt sang xe buýt. Cụ thể, dưới chân các nhà ga đều được bố trí điểm dừng xe buýt thuận tiện cho việc đi lại của hành khách, các biển báo cho phép ô tô con, taxi dừng đỗ. Tại ga Yên Nghĩa được bố trí cầu vượt đi bộ kết nối trực tiếp với các tuyến buýt có điểm đầu cuối tại BX Yên Nghĩa.

img

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) cho biết, hiện dọc tuyến đường sắt Cát Linh - tuyến có 52 tuyến buýt (bằng gần 40% số lượng tuyến của toàn mạng buýt Hà Nội) công cộng kết nối.

img

Tại ga Yên Nghĩa có 21 tuyến buýt kết nối (01, 02, 21A, 27, 37, 57, 62, 66, 72, 89, 91, 102, CNG02, BRT, CNG07, 114, 123, 124, 75, 213, 214), với 19 tuyến buýt có điểm đầu cuối tại đây và 2 tuyến chạy qua (số 37, 57).

img

Các tuyến buýt kết nối với ga Yên Nghĩa bao gồm cả các tuyến buýt kết nối ra khu vực ngoại thành (Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Túc, Vân Đình, Thanh Oai, Xuân Mai, Quốc Oai, Hoài Đức, Thạch Thất…) và các tuyến buýt kết nối với khu vực nội thành đi vào trung tâm thành phố.

img

Một số điểm xe buýt cũng được bổ sung cách khu vực ga đường sắt không quá 500m. Anh Nguyễn Tiến Phương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, khi tàu chạy, anh sẽ sử dụng vận tải công cộng thay vì đi xe máy do chỗ làm của anh ở phố Hào Nam. Chỉ cần lên tàu để đến chỗ làm thay vì đi xe cá nhân len lỏi trong ùn tắc.

img

Các biển báo cho phép xe ô tô con, xe taxi đỗ không quá 5 phút cũng được thiết lập dày đặc tại các khu vực ga đường sắt để phục vụ nhu cầu của hành khách.

img

Tại ga đầu Yên Nghĩa và ga cuối Cát Linh, Sở GTVT Hà Nội đã bố trí khu vực trông giữ xe để hành khách gửi xe chuyển sang sử dụng vận tải hành khách công công cộng.

img

Dưới chân ga Văn Khê chỉ một tháng trước, vẫn còn trong cảnh nhếch nhác, đầy cỏ mọc quây kín chân ga, gara ô tô đậu đỗ bừa bãi nay trở nên gọn gàng. Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định ngay sau khi tiếp nhận, sẽ tổ chức khai thác chính thức tuyến đường sắt đô thị đầu tiên này. Đối với khu vực hai ga đầu, cuối tuyến đường sắt (ga Cát Linh và Yên Nghĩa) có năng lực vận chuyển buýt lớn, đủ đáp ứng giải tỏa khách đi bằng tàu điện.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.