Để nâng công suất khai thác CHK quốc tế Tân Sơn Nhất lên khoảng 45 triệu hành khách/năm, có 7 phương án quy hoạch được tư vấn đề xuất |
Dự án cao tốc Bắc - Nam nếu được hình thành sẽ tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ ở các tỉnh, thành nơi có dự án đi qua mà có tác động ở phạm vi toàn quốc.
Trên thực tế, nhiều phần khác nhau của dự án đã và đang được triển khai, như đoạn TP HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... đã xong.
Có cao tốc Bắc - Nam, luân chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ nhanh hơn. Qua theo dõi thực trạng về nhu cầu vận chuyển của khu vực TPHCM, tuyến TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây mang lại hiệu quả rất cao, bởi riêng nhu cầu trung chuyển hàng hoá vận tải cho khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là rất lớn, chưa tính đến nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế - xã hội. Có cao tốc Bắc - Nam, những nhu cầu này được phục vụ tốt hơn là điều có thể thấy rõ, nên rất cần triển khai tiếp các đoạn tuyến còn lại để tạo tính kết nối hiệu quả hơn, tạo sức lan tỏa lớn hơn.
Tính toán các thông số trên toàn tuyến cũng như trong các dự án thành phần, tôi thấy vốn cho dự án này hoàn toàn khả thi chứ không có gì quá đáng lo. Bởi ngoài nguồn ngân sách bố trí, chúng ta vẫn có các phương án kêu gọi nhà đầu tư tham gia bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tôi cũng kỳ vọng vào nhiều phương thức huy động vốn như triển khai theo hình thức đối tác công - tư và triển khai thu phí cho khai thác. Đối với những dự án lớn cần thu hút vốn, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khai thác quỹ đất hai bên tuyến để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, bù đắp chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng của từng tuyến. Như vậy sẽ thu hút được các nguồn lực xã hội vào đầu tư các dự án thành phần và điều này hoàn toàn khả thi.
Dù còn nhiều lo ngại về nguồn vốn, nhưng tôi cho rằng, tính khả thi của việc này nằm ngay ở việc chúng ta biết cách tạo điều kiện thu hút các nguồn lực xã hội lớn. Bên cạnh đó, phải có những cơ chế đặc thù nhất định dành cho dự án mới có thể triển khai được. Chẳng hạn như cần đặt vấn đề, nếu không bảo lãnh doanh thu tối thiểu, không bảo lãnh tỷ giá… thì liệu các nhà đầu tư nước ngoài có mặn mà hay không? Bởi việc trông chờ vào nguồn vốn huy động trong nước là rất khó, các ngân hàng khó có thể huy động ngắn hạn rồi đem cho vay dài hạn.
Nếu có thêm những giải trình về cấu thành vốn, phương thức huy động vốn, những tính toán ban đầu về tính khả thi của từng dự án thành phần hay một số cơ chế chính sách đặc thù được chấp thuận thì tôi nghĩ có thể yên tâm khi thông qua chủ trương để triển khai sớm dự án này.
Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế TP.HCM
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận