Nhiều ý kiến cho rằng việc tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm chứa lượng lớn tinh bột có thể gây ra các bệnh mãn tính khác nhau như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao và tăng axit uric máu...
Và người càng lớn tuổi, càng nên ăn ít tinh bột đi? Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng hóa ra trước giờ chúng ta vẫn nghĩ và làm sai.
Một nghiên cứu khoa học mới đây lại chỉ ra rằng không phải ai cũng nên ăn ít thực phẩm giàu tinh bột.
Quả thực, nếu bạn ăn quá nhiều mỗi ngày, chúng sẽ trở thành "nguồn gốc của bệnh tật".
Từ quan điểm này, nhiều người suy luận ra rằng khi tuổi tác của chúng ta tăng lên, khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng kém hơn thì việc hạn chế tiêu thụ tinh bột là càng cần thiết, điều đó đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học mới đây lại chỉ ra rằng không phải ai cũng nên ăn ít thực phẩm giàu tinh bột, càng lớn tuổi thì càng cần ăn nhiều tinh bột đến một mức độ nào đó thì sẽ có lợi hơn.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Trung Quốc năm 2020, sau tuổi 50, có một mối quan hệ không thể tách rời giữa lượng thức ăn chủ yếu (tinh bột) và tỷ lệ tử vong ở các độ tuổi khác nhau.
Nếu thức ăn chủ yếu được tăng lên một lượng thích hợp, tỷ lệ tử vong có thể giảm đến một mức độ nhất định.
Việc tăng lượng carbohydrate (tinh bột) một cách hợp lý sẽ có tác dụng tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ.
Trên tạp chí y khoa nổi tiếng The Lancet của Mỹ cũng có đề cập đến việc đối với những người sau 50 tuổi, việc tăng lượng carbohydrate (tinh bột) một cách hợp lý sẽ có tác dụng tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, những người tiêu thụ ít carbohydrate sẽ giảm tuổi thọ, thậm chí tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.
Nếu bạn không ăn bất kỳ thực phẩm chủ yếu nào, nó cũng sẽ gây ra kinh nguyệt không đều ở các mức độ khác nhau cho nữ giới, hôi miệng, táo bón, suy nhược chung, thiếu máu, mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật và không chú ý ở cả 2 giới.
Lý do là vì trong thế giới dinh dưỡng, carbohydrate, chất béo và protein là ba chất dinh dưỡng chính trong cơ thể con người, và tỷ lệ cung cấp năng lượng lần lượt là 50-60%, 20-30% và 10-15% so với mức ăn bình thường, sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể.
Nhưng cùng với sự gia tăng của tuổi tác, khi bước qua tuổi 50, cơ thể bắt đầu lão hóa chậm, quá trình trao đổi chất tương ứng sẽ giảm đi, lúc này tỷ lệ cung cấp năng lượng của 3 chất dinh dưỡng chính cũng sẽ thay đổi, và carbohydrate có thể tăng lên hơn 60%.
Do đó, về chế độ ăn, bạn có thể áp dụng phương pháp "low-fat and high-carb" (ít béo, giàu tinh bột) sẽ có lợi để kéo dài tuổi thọ.
Mì gạo có chứa nhiều carbohydrate không nên tiêu thụ quá nhiều chúng mà chỉ nên ăn trong phạm vi lành mạnh.
Vậy, người già trên 50 tuổi nên ăn bao nhiêu loại thực phẩm chính? Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống của cư dân Trung Quốc năm 2016, lượng tinh bột tiêu thụ hàng ngày phải đạt tiêu chuẩn 250-400g, tức là khoảng bằng nắm tay mỗi bữa ăn đối với người cao tuổi.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần chọn lựa loại tinh bột nào cho hợp lý. Đúng là mì gạo trắng bóng, bánh mì trắng hoặc gạo sạch cám có thể mang lại nhiều carbohydrate cho cơ thể, nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều chúng mà chỉ nên ăn trong phạm vi lành mạnh.
Cách tốt nhất để ăn tinh bột là bổ sung ngũ cốc thô, nguyên hạt xen kẽ với các loại tinh bột tinh chế (mì, gạo trắng tinh chế), những thực phẩm giàu chất xơ để tăng cường nhu động đường tiêu hóa, tăng số lượng vi khuẩn (lợi khuẩn) và tạo cảm giác no lâu, có thể kiểm soát cân nặng tốt hơn, kéo dài tuổi thọ tốt hơn.
Ngoài ra, các khoáng chất khác nhau trong ngũ cốc nguyên hạt và các vitamin nhóm B có thể giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, giúp người trung niên và người cao tuổi ngăn ngừa suy dinh dưỡng và các nguy hiểm khác.
Theo ThS. BSNT Vũ Ngọc Hà, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là cho người cao tuổi, chúng ta cần ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày.
Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật với thực vật, các vitamin và khoáng chất.
Cách tốt nhất để ăn tinh bột là bổ sung ngũ cốc thô, nguyên hạt xen kẽ với các loại tinh bột tinh chế
- Chất đạm động vật có trong thịt, cá, trứng, sữa, hải sản...
- Chất đạm thực vật có trong đậu, đỗ...
- Vitamin A trong rau lá xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ (gấc, đu đủ, rau ngót, rau dền...); vitamin C trong rau mùi tàu, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa; vitamin E trong đậu tương, giá đỗ, vừng lạc; vitamin D trong gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản; kẽm giúp tăng cường miễn dịch có trong cá, tôm, sò, trứng, sữa...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận