Từ sư tử non đến mãnh thú truyền thông
Theo tờ New York Times, ông Bardella, Chủ tịch Đảng Mặt trận Quốc gia, là học trò xuất sắc của bà Marine Le Pen, ứng viên Tổng thống Pháp của phe cựu hữu. Bà Le Pen từng gọi ông là "sư tử non" và giờ là "sư tử" bởi tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của ông trong chính giới Pháp.
Tuần trước, ông Bardella đã dẫn dắt Đảng Mặt trận Quốc gia giành số phiếu cao gấp đôi so với liên minh trung dung của Tổng thống Macron trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, được đánh giá là giúp tái định hình nền chính trị Pháp.
Cho đến thời điểm này, cả bà Le Pen và ông Bardella được đánh giá là cặp đôi ăn ý trên chính trường Pháp. Bà Le Pen từng tuyên bố nếu trúng cử Tổng thống Pháp năm 2027, bà sẽ để ông Bardella làm Thủ tướng song danh tiếng của ông Bardella đang dần nhỉnh hơn.
Ông Bradella sinh năm năm 1995 tại Seine-Saint-Denis - ngoại ô Paris, là con trai của một bà mẹ nhập cư người Italy.
Nhà chính trị gia trẻ tuổi từng mô tả khu ngoại ô Seine-Saint-Denis ở phía Bắc Paris nơi ông Bardella sinh ra và lớn lên tràn ngập tình trạng bạo lực và ma túy nơi bạn có thể bị giết chỉ vì từ chối cho ai đó một điếu thuốc lá. Mẹ ông Bardella đã rất vất vả để kiếm sống và nuôi ông Bardell khôn lớn sau khi chia tay chồng khi ông Bardella mới tròn 1 tuổi.
Dù vậy, ông Bardelle vẫn được học tại ngôi trường tư Lycée Saint-Jean-Baptiste-de-la-Salle nhờ khoản học phí do cha ông, một người kinh doanh cà phê và máy móc, chi trả. Ngay từ lúc còn đi học, ông Bardella đã chứng tỏ là một học sinh giỏi và có thiên hướng chính trị.
Vì hoàn cảnh đặc biệt này, ông Bardella có quan điểm khác biệt về chính trị so với những nhà kỹ trị được học hành bài bản tại những trường danh tiếng của Pháp vốn thống trị chính trị nước Pháp lâu nay.
Năm 16 tuổi, ông đã đăng ký gia nhập Đảng Mặt trận Dân tộc và nay trở thành chủ tịch đảng. Ông Bardella thậm chí còn xin thực tập tại một đồn cảnh sát địa phương trong vòng 1 tuần và những gì ông thu nhận được đã giúp định hướng chính sách của ông sau này.
Dù tốt nghiệp trung học loại xuất sắc, ông Bardella quyết định dừng học đại học để tập trung vào các hoạt động chính trị. Với phong thái lịch thiệp, cuốn hút, Bardella nhanh chóng được bà Le Pen lựa chọn làm gương mặt đại diện giúp hồi sinh Đảng Mặt trận Dân tộc.
Ông Pascal Humeau, cựu nhà báo, từng được Bardella mời đào tạo về truyền thông hồi năm 2018, nhớ lại, chính bà Le Pen đã nhận ra tài năng của Bardella và để ông Bardella dấn sâu hơn vào con đường chính trị chuyên nghiệp dù khi đó ông "hiểu rất ít về những gì xảy ra với nước Pháp và thế giới".
Sức ép lớn đối với Tổng thống Macron
Trước khi cuộc bầu cử EU diễn ra, Giám đốc phụ trách chiến dịch tranh cử của ông Bardella, Alexandre Loubet tuyên bố nếu Đảng Mặt trận Quốc gia giành thắng lợi vang dội, họ sẽ yêu cầu Chính phủ Pháp giải tán Quốc hội và tiến hành bầu cử trước thời hạn.
Ngay khi kết quả bầu cử nghiêng về phía cực hữu, ngày 9/6, Tổng thống Pháp Macron chủ động tuyên bố giải tán Quốc hội và kêu gọi tiến hành bầu cử sớm vào ngày 30/6.
Nhà chính trị gia trẻ tuổi Bardela đang thách thức Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở vấn đề nhập cư, tình trạng bạo lực.
Năm 2022, tình trạng nhập cư diễn ra ồ ạt với con số khoảng 5,1 triệu người vào EU gấp đôi so với một năm trước.
Xu hướng này trở thành vấn đề cốt lõi trong cuộc bầu cử EU tại Pháp trong bối cảnh gánh nặng "cơm áo gạo tiền" do giá năng lượng và thực phẩm leo thang vì cuộc chiến tại Ukraine.
Với xuất thân là người nhập cư, ông Bardella có lợi thế dễ gần và dễ thuyết phục cử tri theo hướng - sự bất đồng trong vấn đề nhập cư Pháp không đến từ tình trạng nhập cư ồ ạt mà ở việc người nhập cư từ chối hòa nhập cộng đồng, tuân thủ các quy định chung của nước sở tại tạo.
Ông Bardella cũng là người lên tiếng chỉ trích việc Tổng thống Pháp Macron muốn mở rộng EU lên 37 thành viên cũng như muốn từ bỏ quyền phủ quyết của Pháp trong những quyết sách về đối ngoại của EU.
Nhà chính trị gia trẻ cho rằng, châu Âu chỉ có thể được giải thoát khi có ít thành viên hơn chứ không phải là thêm nhiều thành viên.
Ông từng tuyên bố kết quả cuộc bầu cử EU sẽ là chỉ báo sớm cho thấy chính sách của ai phù hợp hơn vào thời điểm này.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận