Nhận diện đúng chấn thương cột sống sau TNGT
Nhiều ca bệnh được đưa đến viện nhưng do không cấp cứu đúng cách đã làm cho chấn thương cột sống nặng thêm, để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Vì vậy việc cấp cứu đúng cách có vai trò quan trọng trong việc điều trị phục hồi cho người bệnh.
Theo chuyên gia y tế, sau một TNGT hay tai nạn lao động nếu có triệu chứng đau cổ gáy hay đau lưng, tê yếu chân tay thì nghĩ nhiều đến chấn thương cột sống. Cột sống là hệ thống nâng đỡ lớn nhất cơ thể. Trong đó tổn thương hay gặp nhất là chấn thương gãy cột sống cổ và thắt lưng ngực.
Tùy vào vị trí tổn thương của người bệnh mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Với tổn thương cột sống cổ: người bệnh đau cổ, kèm theo tê yếu tay chân, nặng hơn nữa là liệt chân tay, liệt cơ hô hấp. Với tổn thương cột sống ngực và thắt lưng thì biểu hiện đau ngực, lưng, khó thở, ngoài ra còn tê, liệt 2 chân, rối loạn cơ tròn.
Cấp cứu thế nào cho đúng?
Về nguyên tắc khi gặp chấn thương cột sống thì nhất thiết cần bất động cột sống. Việc này giúp cho cột sống đỡ tổn thương nặng thêm, các mảnh xương vỡ đỡ chèn ép vào rễ thần kinh gây liệt mức dưới tổn thương. Việc cấp cứu này cần được làm ngay khi bị tai nạn.
Tổn thương cột sống cổ cần bất động cổ thật tốt, nẹp cổ bằng nẹp cổ cứng. Trong trường hợp chưa có nẹp cổ mà di chuyển người bệnh (bằng ô tô hoăc xe máy) thì rất nguy hiểm. Người bệnh có thể ngừng thở, liệt trên đường vận chuyển. Để tốt cho người bệnh cần gọi ngay xe cấp cứu để được hỗ trợ từ nhân viên y tế.
Sơ cứu cần thực hiện theo các bước sau:
Hai tay luồn dưới bả vai, kết hợp với cẳng tay nâng toàn bộ khối từ vai cổ đến đầu, tạo điều kiện cho người kia đưa nẹp cổ vào cố định
Hai tay luồn dưới bả vai, kết hợp với cẳng tay nâng toàn bộ khối từ vai cổ đến đầu, tạo điều kiện cho người kia đưa nẹp cổ vào cố định
Với gẫy cột sống thắt lưng thì cần 3 người đứng cùng 1 bên người bệnh và luồn tay cùng nhau nâng người bệnh lên cáng sau đó cố định chặt vào cáng cứng
Với những cơ sở không có điều kiện (nẹp cổ, cáng cứu thương...) thì có thể chèn túi cát 2 bên cột sống cổ và cố định người bệnh trên tấm gỗ cứng sau đó chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được vận chuyển người bệnh chấn thương cột sống khi chưa được cố định.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân, khi gặp người bị chấn thương cột sống cần ngay lập tức sơ cứu theo chỉ dẫn của nhân viên y tế và chuyển ngay người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để tránh những biến chứng có thể xảy ra .
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận