Tên lửa Iskander M của Nga |
Trang Sputnik của Nga ngày 17/8 dẫn nhận định trên tạp chí Lợi Ích quốc gia/National Interest của Mỹ cho rằng khu vực thảo nguyên lạnh giá Viễn Đông dọc theo biên giới giữa Trung Quốc và Nga đang trở thành một vùng nóng, vì cả hai nước đều triển khai tên lửa trong khu vực có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Trong bài viết đăng trên National Interest, nhà báo Eugene Chow đặt ra câu hỏi: hai nước có trong tay những đội quân tiên tiến nhất trên thế giới liệu có gây chiến với nhau hay không?
Trong tháng 6 vừa qua, tại vùng Viễn Đông của Nga, như tác giả Chou viết, quân đội nước này đã triển khai lữ đoàn tên lửa "Iskander-M" thứ 4.
Tên lửa Iskander |
Trong khi đó, Trung Quốc, theo thông tin có sẵn, cũng bố trí ở phía nam biên giới với Nga tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 41/DF-41.
Dù cho hiện nay hai nước trở thành đồng minh thân thiết, thậm chí tiến hành các cuộc tập trận chung, nhưng khu vực này trong quá khứ là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng.
Năm 1969, sau một loạt các vụ đụng độ có thương vong, Liên Xô và Trung Quốc gần như đã chạm giới hạn bắt đầu chiến tranh với nhau.
Tuy nhiên, bất chấp thực tế rằng cả hai bên đều có quyền lợi lịch sử và kinh tế riêng trong khu vực, cũng như việc tăng cường quân đội của Moscow a và Bắc Kinh, có thể hiểu là sự phô trương lực lượng, nguy cơ chiến tranh gần như là không có, các động thái triển khai tên lửa có thể là một sự răn đe, đề phòng.
"Việc hai nước hiện đại hóa quân đội của mình và bố trí tên lửa tại địa điểm từng là một khu vực căng thẳng cao, không phải là một dấu hiệu của sự hiếu chiến, mà nó chứng tỏ sự gần gũi hơn giữa hai nước sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh" - tác giả Eugene Chow nhận định.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận