Đường sắt đô thị

Chọn phương án nhận diện xe buýt kết nối metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

13/06/2024, 14:51

Sở GTVT TP.HCM đưa ra 5 phương án nhận diện xe buýt kết nối các nhà ga của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Ngày 13/6, thông tin từ Sở GTVT TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa có văn bản đề nghị Sở Văn hóa Thể thao, UBND TP Thủ Đức và Hội Mỹ thuật thành phố đóng góp ý kiến về phương án nhận diện xe buýt trên các tuyến xe buýt kết nối với nhà ga thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Chọn phương án nhận diện xe buýt kết nối metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên- Ảnh 1.

Logo nhận diện trên các xe buýt kết nối tuyến metro số 1.(Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM).

Theo Sở GTVT TP, đơn vị này dự kiến vận hành các tuyến xe buýt kết nối các nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân khi tham gia tuyến đường sắt đô thị số 1. 

Để có nhận diện riêng và đặc thù của các tuyến xe buýt theo hướng khắc họa rõ nét, nâng cao nhận diện với hệ thống vận tải hành khách công cộng, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đã xây dựng 5 phương án nhận diện xe buýt. 

Cụ thể, 5 phương án nhận diện xe buýt kết nối tuyến metro số 1 như sau:

Phương án thứ nhất: Phối hợp màu sắc đặc trưng của xe buýt (xanh dương) và xanh lá theo nguyên tắc chuyển góc, chuyển dần từ màu đậm qua nhạt, giúp việc nhận diện xe buýt chân thực, nhẹ nhàng và hấp dẫn người nhìn.

Phương án nhận diện số 1 - Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM

Phương án 1 về nhận diện xe buýt kết nối metro số 1. (Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM).

Số hiệu tuyến và tên tuyến được thể hiện bằng đèn LED phía trước và sau xe, có logo của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng và logo của tuyến đường sắt đô thị TP.HCM.

Logo đặc trưng của tuyến đường sắt đô thị được cách điệu bằng màu trắng hai bên thành xe, giúp hành khách dễ dàng nhận biết được tính chất của tuyến là kết nối các nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị.

Hình ảnh đặc trưng thể hiện là hoa hướng dương, biểu trưng của TP Thủ Đức theo hướng tịnh tiến từ đầu xe đến cuối xe.

Phương án nhận diện số 2 - Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM

Nhận diện xe buýt kết nối tuyến metro phương án 2. (Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM).

Phương án thứ 2: Phối hợp màu sắc đặc trưng của xe buýt (xanh dương) và vàng đặc trưng của TP Thủ Đức theo nguyên tắc phía trên kính chắn gió màu vàng, phía dưới kính chắn gió màu xanh.

Số hiệu tuyến và tên tuyến bằng đèn LED phía trước và sau xe, có logo của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng và tuyến đường sắt đô thị TP.HCM.

Họa tiết, hình ảnh đặc trưng hoa hướng dương, biểu tượng đặc trưng của TP Thủ Đức hai bên hông xe.

Phương án nhận diện số 3 - Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM

Phương án thứ 3 nhận diện xe buýt. (Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM).

Phương án thứ 3: Màu sắc đặc trưng của tàu đường sắt đô thị số 1 (màu trắng) và màu xanh lá có các điểm nhấn bằng màu xanh dương (đặc trưng của xe buýt thành phố) tạo điểm nhấn hài hòa, cân đối.

Số hiệu tuyến và tên tuyến bằng đèn LED phía trước và sau xe, có logo của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng và tuyến đường sắt đô thị TP.HCM.

Họa tiết, hình ảnh hoa hướng dương, biểu tượng đặc trưng của TP Thủ Đức hai bên hông xe.

Phương án nhận diện số 4 - Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM

Phương án nhận diện số 4. (Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM).

Phương án thứ 4: Ở phương án này, trung tâm phối sử dụng màu xanh kết hợp màu vàng theo nguyên tắc chuyển góc. Màu sắc bên ngoài xe cách điệu thành các đường gợn sóng với sự hài hòa của màu xanh và vàng, giúp việc nhận diện xe buýt chân thực.

Số hiệu tuyến và tên tuyến bằng đèn LED phía trước và sau xe. Logo của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng và tuyến đường sắt đô thị TP.HCM, logo của UBND TP Thủ Đức được cách điệu trong nhụy của hoa hướng dương.

Họa tiết, hình ảnh hoa hướng dương, biểu tượng đặc trưng của TP Thủ Đức hai bên hông xe.

Phương án nhận diện số 5 - Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM

Phương án nhận diện số 5. (Ảnh: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM).

Phương án cuối cùng, màu chủ đạo là màu xanh ở trước xe và màu vàng phía sau xe. Hai bên thành xe sẽ là màu vàng đặc trưng của TP Thủ Đức chủ đạo và bố trí thêm màu xanh chạy dọc theo chiều dài của xe để tạo thêm điểm nhấn.

Số hiệu tuyến và tên tuyến bằng đèn LED phía trước và sau xe, có logo của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng.

Họa tiết, hình ảnh hoa hướng dương, biểu tượng đặc trưng của TP Thủ Đức hai bên hông xe.

Sau khi có ý kiến góp ý của các đơn vị nêu trên, Sở GTVT TP.HCM sẽ hoàn chỉnh và triển khai thực hiện.

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến sẽ khai thác thương mại vào quý IV/2024.

Trước đó, MAUR đã đề xuất khai thác thương mại tuyến metro số 1 vào tháng 7/2024, nhưng do một số vướng mắc về thủ tục và công tác chuẩn bị chưa hoàn thiện nên kế hoạch này đã được lùi lại.

Hiện tại, MAUR đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại, đào tạo nhân viên vận hành và hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đảm bảo khai thác tuyến metro số 1 an toàn, hiệu quả vào quý IV/2024.

Đề xuất làm đường bộ chạy dưới metro số 1 Bến Thành - Suối TiênĐề xuất làm đường bộ chạy dưới metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Dọc cầu cạn metro số 1 từ rạch Văn Thánh đến đường Điện Biên Phủ được đề xuất làm đường bộ nhằm tăng cường khả năng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn và kết nối giao thông.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.