Quân sự

Chuyên gia Mỹ: Chiến tranh với Iran có thể là “quà” của Israel cho Biden

29/11/2020, 16:47
image

Chiến tranh với Iran có thể là “quà” tặng của Israel dành cho Biden, 52 ngày trước khi chính trị gia của đảng Dân chủ nhậm chức.

img
Nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát hôm 28/11/2020.

Hãng RT của Nga ngày 29/11 dẫn nhận định của ông Scott Ritter - cựu sĩ quan tình báo của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và là tác giả của cuốn “SCORPION KING: America's Suicidal Embrace of Nuclear Weapons from FDR to Trump” (tạm dịch: Vua Bọ Cạp: Ôm vũ khí hạt nhân để tự sát của nước Mỹ từ thời Franklin D. Roosevelt đến Donald Trump), cho rằng, Israel có thể “tặng quà” cho Tổng thống Mỹ thắng cử Joe Biden là một cuộc chiến tranh dữ dội với Iran trước khi ông lên nhậm chức 52 ngày.

Ông Scott Ritter cũng từng phục vụ ở Liên Xô với tư cách là thanh tra viên thực thi Hiệp ước INF, sỹ quan thuộc quyền của Tướng Schwarzkopf trong Chiến tranh vùng Vịnh. Từ năm 1991-1998, ông Scott Ritter phục vụ với tư cách là thanh tra vũ khí của Liên Hợp quốc.

Ông Scott Ritter cho rằng, vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Tehran là một mưu đồ của Israel nhằm buộc tổng thống đắc cử của Mỹ từ chối cách tiếp cận ngoại giao và chọn hành động quân sự để đối phó với tham vọng hạt nhân của Iran. Liệu ông Joe Biden sẽ chọn phương án nào?.

Chúng ta đều biết rằng nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh là cha đẻ của chương trình hạt nhân Iran. Sự tồn tại của ông, chưa nói đến công việc, hầu như không được Iran thừa nhận.

Là một tướng quân cấp lữ đoàn, thuộc Bộ Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, Fakhrizadeh đã tham gia vào các khía cạnh học thuật trong việc hoạch định chiến lược của an ninh quốc gia Iran, cuối cùng trở thành người có vai trò quan trọng nhất tại Trung tâm Nghiên cứu Vật lý, nơi ông chủ trì thiết kế và thu mua vật liệu để hỗ trợ nỗ lực làm giàu uranium của Iran.

Vào tháng 4/2018, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã xác định ông Fakhrizadeh là người đứng đầu một lực lượng quân sự bí mật đối với chương trình hạt nhân của Iran, điều mà Iran đã thẳng thừng phủ nhận.

Vào thứ Sáu, ngày 28/11 năm 2020, nhà khoa học 62 tuổi đã bị ám sát ngay bên ngoài thủ đô Tehran của Iran. Trong khi không ai công nhận về hành vi giết người ghê tởm này, Iran đã đổ lỗi cho Israel.

Vào thời điểm ông qua đời, Fakhrizadeh là người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới (RIO), thuộc Bộ Quốc phòng Iran.

Một báo cáo công bố hồi tháng 6 năm 2020 về không phổ biến vũ khí do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng Fakhrizadeh đã sử dụng RIO “để giữ cho các nhà khoa học thuộc chương trình vũ khí cũ được tuyển dụng… trong các hoạt động kỹ thuật lưỡng dụng liên quan đến vũ khí hạt nhân nhằm hỗ trợ cho bất kỳ công việc phát triển vũ khí hạt nhân nào trong tương lai trong trường hợp có quyết định tiếp tục công việc đó được chính quyền Iran thông qua.".

img
Ông Mohsen Fakhrizadeh đã tử vong khi được đưa đến cấp cứu trong bệnh viện.

Niềm tin này, khi kết hợp với quyết định của Iran trong việc ngừng tuân thủ các điều khoản của Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung năm 2015 (JCPOA, hay còn được gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran) liên quan đến việc dự trữ uranium làm giàu ở cấp độ thấp và sử dụng các máy ly tâm tiên tiến để làm giàu uranium, có tác dụng trên thực tế giống như việc ký lệnh tử hình đối với ông Fakhrizadeh nếu chúng ta nhìn nó từ quan điểm của những lực lượng đối địch với Tehran.

Các hạn chế do JCPOA áp đặt được thiết kế với kịch bản “đột phá” trong một năm - nói tóm lại, Iran sẽ mất thời gian để sản xuất đủ uranium được làm giàu ở cấp độ cao để tạo ra một thiết bị hạt nhân duy nhất sau khi quyết định ngừng tuân thủ các hạn chế về số lượng và loại máy ly tâm mà nước này có thể dùng cho hoạt động liên quan đến làm giàu và dự trữ uranium.

Vào tháng 5/ 2019 - một năm sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA - Iran bắt đầu rút lại các cam kết của mình theo thỏa thuận, với lý do họ có quyền làm như vậy theo Điều 26 và 36 của thỏa thuận.

Điều 26 và 36 cho phép một bên tham gia JCPOA chấm dứt nghĩa vụ của mình nếu một bên khác bị phát hiện là không tuân thủ; Iran cho rằng việc châu Âu không tuân thủ các cam kết kinh tế của mình theo JCPOA được coi là “sự không tuân thủ có thể chứng minh”. Kết quả cuối cùng là ngày nay thời kỳ “đột phá” đã giảm từ một năm xuống còn vài tuần.

img
Cơ sở năng lượng của Iran - ảnh The Times of Israel.

Đối với chính quyền Trump, việc Iran không tuân thủ JCPOA đã đặt Hoa Kỳ vào tình thế khó; chính sách áp lực tối đa dựa trên các biện pháp trừng phạt đã được thiết lập từ năm 2018 rõ ràng đã không có tác dụng và không đạt được mục tiêu buộc Iran quay trở lại bàn đàm phán và đưa ra một thỏa thuận hạt nhân mới với nhiều hạn chế hơn.

Sau khi lập hồ sơ liên quan đến “niềm tin” rằng Iran sẽ tiếp tục duy trì tham vọng vũ khí hạt nhân bí mật, chính quyền Trump đã phải đối mặt với thực tế và họ tin rằng, đã trao quyền cho Iran sản xuất vũ khí hạt nhân trong một khung thời gian và điều này có nghĩa là đã tạo ra một mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ và các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là Israel và Saudi Arabia.

Mối quan tâm này xuất hiện đằng sau các thông tin báo chí gần đây nói rằng Tổng thống Trump đang xem xét các lựa chọn quân sự chống lại chương trình hạt nhân của Iran.

Đối với Israel, các vấn đề thậm chí còn gay gắt hơn; khả năng vũ khí hạt nhân của Iran sẽ đặt ra một câu hỏi hóc búa về chính sách của Iran đối với Mỹ, đối với Israel, vũ khí hạt nhân của Tehran sẽ là một mối đe dọa hiện hữu. Vì lý do này, trong lịch sử cũng đã chứng minh, Israel đã có hành động khi đối đầu với khả năng có vũ khí hạt nhân của Iran.

img
Vụ ám sát nhà khoa học hàng đầu của Iran có thể sẽ khiến lựa chọn ngoại giao của ông Biden bị loại bỏ (trong hình là ảnh của ông Biden và ông Trump bị người Iran đốt để phản đối vụ ám sát) - nguồn ảnh: The Bangkok Post.

Trong khi phần lớn thông tin tình báo làm cơ sở cho các đánh giá của Mỹ và Israel về sự tồn tại của chương trình vũ khí hạt nhân được lấy từ các nguồn xuất xứ đáng ngờ và không được kết luận, Israel đã thực hiện những quyết định rất “chuyên chế”.

Trong nỗ lực giành sự ủng hộ cho quan điểm này, theo ông Scott Ritter, Israel đã phóng đại - thậm chí là bịa đặt - thông tin tình báo về Iran, làm suy giảm uy tín của nước này đến mức, khi Israel báo cáo rằng tình báo của họ đã đánh cắp một kho lưu trữ hạt nhân từ Iran vào đầu năm 2018.

Tính xác thực của điều này đã bị ngờ sau khi các tài liệu trước đây được Israel tung ra, bị coi là giả. Các hành động của Israel chống lại chương trình hạt nhân của Iran chỉ là thụ động. Vào năm 2009-2010, Israel đã làm việc với tình báo Mỹ để thực hiện một cuộc tấn công mạng sử dụng virus Stuxnet để lây nhiễm cho hệ thống máy tính tại các cơ sở sản xuất máy ly tâm của Iran tại Natanz.

Tiếp theo là một chương trình ám sát có chủ đích khiến 4 nhà khoa học hạt nhân Iran thiệt mạng từ năm 2010-2012 (cuộc tấn công thứ 5 suýt giết chết người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran).

Tình báo Israel cũng được cho là đứng sau một loạt vụ nổ bí ẩn tại các cơ sở liên quan đến hạt nhân của Iran hồi đầu năm, gây thiệt hại đáng kể và làm gián đoạn chương trình máy ly tâm của Iran.

Mặc dù Israel không nhận trách nhiệm về vụ ám sát Mohsen Fakhrizadeh, nhưng về mặt logic, vụ giết ông Fakhrizadeh có thể được coi là sự tiếp nối những nỗ lực của Israel nhằm làm suy giảm khả năng hạt nhân của Iran.

Joe Biden không lạ gì những biện pháp tích cực của Israel trong vấn đề này. Với tư cách là Phó Tổng thống Mỹ, trong quá khứ, ông Biden đã tham gia các cuộc họp quan trọng liên quan đến việc triển khai virus Stuxnet.

Biden hoàn toàn nhận thức được áp lực trước đây đã đặt lên Tổng thống Obama liên quan đến hành động quân sự chống lại Iran, và hiểu rõ vai trò của vụ ám sát các nhà khoa học hạt nhân Iran trong việc gia tăng áp lực này.

Jake Sullivan, người từng là Cố vấn an ninh quốc gia của ông Joe Biden khi còn là Phó Tổng thống Mỹ, đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán ban đầu với Iran để biến JCPOA thành hiện thực.

Ông Biden biết rõ rằng JCPOA là một điểm tắt ngoại giao cho một đường lối chính sách mà nếu không có nó sẽ dẫn đến chiến tranh. Biden rất quen thuộc với những tính toán đằng sau các mốc thời gian “đột phá” và quyết định được đưa ra nhằm giảm bớt mối quan tâm quân sự bị cáo buộc của Iran đối với vũ khí hạt nhân.

img
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Việc ám sát nhà khoa học Fakhrizadeh là một hành động có tính toán từ phía Israel, theo nhận định của ông Scott Ritter. Cái chết của Fakhrizadeh không ảnh hưởng thực sự đến các hoạt động hạt nhân của Iran – bởi một thế hệ các nhà khoa học Iran mới từ lâu đã được giáo dục, đào tạo và làm việc trong một chương trình tiên tiến và trưởng thành hơn nhiều so với chương trình mà Fakhrizadeh đã bắt đầu hơn 20 năm trước.

Tuy nhiên, về mặt tâm lý, vụ giết ông Fakhrizadeh được thực hiện ngay giữa ban ngày ở trung tâm Iran, đã giáng một đòn tâm lý vào giới lãnh đạo của Tehran, một lần nữa chứng minh rằng “cánh tay dài” (điệp viên hành động nằm vùng) của tình báo Israel có thể tiếp cận bất cứ ai.

Nhưng, tác động quan trọng nhất của vụ ám sát là gây ảnh hưởng đối với đội ngũ an ninh quốc gia xung quanh Tổng thống đắc cử Joe Biden. Ông Biden và nhóm của mình đã phục vụ rất tốt cho ý tưởng tái gia nhập JCPOA.

Tuy nhiên, các điều kiện tiên quyết mà họ đã gắn cho một hành động như vậy - trước tiên Iran sẽ phải trở lại tuân thủ đầy đủ và cam kết thực hiện các cuộc đàm phán tiếp theo ngay lập tức về một thỏa thuận sẽ có nhiều hạn chế hơn.

Thực tế là, nhiều cố vấn thân cận nhất của ông Biden bao gồm Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, đã chỉ ra rằng Biden có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chính sách “áp lực tối đa” dựa trên lệnh trừng phạt của Trump.

Đối với Israel, một chính sách như vậy (tái gia nhập JCPOA của Iran) là không thể chấp nhận được. Từ góc độ của mình, “sức ép tối đa” không những không buộc Iran vào bàn đàm phán mà còn khiến Iran có thêm động lực phải phát triển khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Vụ ám sát Fakhrizadeh, theo nhận định của ông Scott Ritter, phục vụ hai mục đích chính. Đầu tiên, nó củng cố nhận định rằng Iran sẽ nói “không” với những gì được chuẩn bị sẵn của ông Joe Biden về một giải pháp cho vấn đề hạt nhân. Nói một cách thẳng thắn, có thế lực muốn cảnh báo rằng ý tưởng Iran sẽ tìm cách thỏa hiệp với Mỹ, kể cả sau vụ giết hại ông Fakhrizadeh là không có.

img
Iran mà một trong những vấn đề khó giải quyết đối với chính quyền của ông Joe Biden.

Nhưng, mục đích quan trọng nhất đằng sau việc giết ông Fakhrizadeh là để “tạo ra một kẻ đồng phạm” khi nói đến các lựa chọn chính sách đang được chính quyền Biden trong tương lai xem xét. Việc gia nhập JCPOA có thể là một điều không thể khởi đầu vì Iran sẽ không bao giờ đồng ý với nhiều điều kiện tiên quyết mà Biden và các cố vấn của ông đang tìm kiếm.

Tương tự như vậy, việc tiếp tục chương trình “gây áp lực tối đa” của Trump không phải là một lựa chọn khả thi về mặt chính trị, với tình trạng tiên tiến của chương trình hạt nhân Iran hiện nay và tác động của điều này đối với cái mà ông Biden cho là “cửa sổ đột phá quan trọng” mà nền tảng là tính hợp pháp của thỏa thuận JCPOA.

Chính quyền hiện tại của đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có thể sẽ phải đối mặt với những tình huống tương tự liên quan đến khả năng các lực lượng Mỹ tấn công cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran.

Kịch bản chiến tranh với Iran hoàn toàn có thể sẽ khiến tân Tổng thống Mỹ Joe Biden phải đối mặt vào ngày đầu tiên ông nhậm chức. Bằng cách giết hại nhà khoa học Fakhrizadeh, Israel đang cố gắng hết sức để đảm bảo rằng, đối với Biden, hành động quân sự là lựa chọn khả thi duy nhất hiện có – ông Scott Ritter kết luận.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.