Thời sự Quốc tế

Chuyên gia Nga: Áp lực Mỹ biến Trung Quốc thành "thép không thể cong"

30/05/2019, 15:42

Người Trung Quốc cho rằng tương lai của mạng 5G thuộc về Bắc Kinh.

img
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - ảnh minh họa: Huffingtonpost.

Trung Quốc cho thấy rõ rằng, họ không có ý định nhượng bộ Mỹ trên tất cả các mặt trận. Người Trung Quốc cho rằng tương lai của mạng 5G thuộc về Bắc Kinh.

Chuyên gia Andrei Masalovich, cựu nhân viên của Cơ quan Thông tin và Truyền thông Chính phủ Nga, bình luận như vậy về việc Huawei đã đệ trình khiếu nại lên tòa án liên bang Mỹ để lật ngược lệnh cấm đối với các sản phẩm của họ, vì chính quyền Mỹ đã đưa tập đoàn vào danh sách đen.

Theo ý kiến của các chuyên gia, các hành vi của Mỹ xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc đã biến nước này thành "cột thép không thể bị uốn".

Huawei Technologies cho biết hôm 29/5 rằng, họ đã đệ trình khiếu nại lên tòa án liên bang Mỹ ở Plano, Texas, để lật ngược lệnh cấm đối với các sản phẩm của họ.

Tập đoàn cho rằng Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 (NDAA) nhắm vào Huawei là bất hợp pháp và vi phạm quy trình pháp lý.

Công ty Trung Quốc cho rằng hành động này là vi hiến vì họ chỉ nhắm vào một người hoặc một nhóm hình phạt mà không hề được đưa ra tòa án xét xử.

Trong tương lai, những hành động như vậy có thể được áp dụng chống lại bất kỳ ngành công nghiệp và bất kỳ doanh nghiệp Trung Quốc nào, vì một tiền lệ nguy hiểm đã được tạo ra.

Hoa Kỳ sử dụng tất cả các công cụ có thể và quyền lực nhà nước để đè bẹp Huawei. Ông Song Liuping, Giám đốc Pháp Lý của Huawei Technologies, đã nói như vậy tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 29/5.

Trung Quốc có thể đáp trả Mỹ bằng nhiều biện pháp khác nhau, chuyên gia Andrei Masalovich nói. Đây là các biện pháp trừng phạt cá nhân và việc hạn chế quyền tiếp cận của Mỹ đối với kim loại đất hiếm, chấm dứt cung cấp những mặt hàng chiến lược khác.

Bản thân vụ kiện theo đuổi các mục tiêu khác mà không chỉ riêng việc thắng kiện. Chuyên gia Nga Andrei Masalovich nói:

“Một điều rõ ràng là tòa án Mỹ không thể đứng về phía công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, đây sẽ là một bằng chứng mới cho thấy rằng, hiện nay không có giải pháp công bằng nào cho các tranh chấp quốc tế.
Cần phải thành lập những cơ chế mới bởi vì các cơ chế hiện tại đã lỗi thời và không còn hoạt động. Và chính sách đối đầu Trung Quốc của Trump đóng vai trò tiêu cực trong lĩnh vực này. Huawei có thể sẽ không hạn chế bởi việc đưa vụ kiện.

Cả công ty và Trung Quốc sẽ áp dụng những biện pháp đối phó bổ sung để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ. Những tên lửa Mỹ có thể ngừng bay nếu không có linh kiện Trung Quốc.

Bắc Kinh cho thấy rõ rằng, Trung Quốc quyết tâm đối phó Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Và cuộc tấn công (đáp trả) của Bắc Kinh có thể tàn khốc hơn nhiều so với những biện pháp mà nước Mỹ đang áp dụng".

Bất kể Huawei thắng kiện hay không, vụ này có tầm quan trọng rất lớn, vì đây là cuộc chiến tranh giành quyền công lý. Chuyên gia Wang Yiwei, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết:

“Các hành vi của Mỹ không có gì chung với các nguyên tắc thị trường và tiêu chuẩn quốc tế. Bất kể Huawei thắng kiện hay không, vụ này là rất quan trọng, bởi vì đối với Huawei đây là cuộc chiến tranh giành quyền công lý.

Mỹ là một cường quốc bá quyền sử dụng tiềm năng của mình để bóp nghẹt ngành doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc, điều này thật vô lý.

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc thị trường, nhưng, bản thân Hoa Kỳ cũng cần phải tuân thủ các quy tắc này.

Mà trên thực tế chính Mỹ đang can thiệp vào thị trường, can thiệp vào hệ thống tư pháp và các tiêu chuẩn quốc tế.

Do đó, vụ kiện tụng giữa Huawei và chính phủ Hoa Kỳ sẽ cho toàn thế giới thấy rõ: ai đang phá hủy luật pháp, ai đang phá hủy các nguyên tắc thị trường, ai đang phá hủy chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

Các công ty khác, không chỉ của Trung Quốc, cũng có thể rơi vào tình huống tương tự. Hoa Kỳ bắt đầu cuộc phiêu lưu chiến lược mạo hiểm, trên thực tế họ đang tiến hành cuộc chiến pháp lý, ngoại giao và tâm lý. Thông qua các hành động như vụ kiện của Huawei, các công ty Trung Quốc thu lượm những kinh nghiệm về sự kháng cự”.

Phía Trung Quốc thường giữ lập trường linh hoạt cho đến khi lợi ích quan trọng nhất của họ bị ảnh hưởng.

Khi áp lực gia tăng, Trung Quốc biến thành một cột thép không thể bị uốn, ông Andrey Masalovich nói.

Trung Quốc đang đến gần thời điểm này. Đồng thời, Bắc Kinh muốn để mọi người thấy rằng, nước Mỹ là một diva già nua không còn được giao những vai chính. Còn Trung Quốc có khả năng chiếm vị trí lãnh đạo trật tự thế giới.

Trung Quốc cho thấy rõ rằng, họ không có ý định nhượng bộ Hoa Kỳ trên tất cả các mặt trận. Tương lai của mạng 5G thuộc về Bắc Kinh bởi vì Huawei vượt trước bốn năm so với bất kỳ đối thủ nào trong lĩnh vực này. Và Hoa Kỳ cực kỳ không hài lòng với điều này, chuyên gia Nga lưu ý.

Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ rằng, Bắc Kinh sẵn sàng phản công bằng kim loại đất hiếm. Nhân dân Nhật báo cho biết, phía Mỹ muốn sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ ​​kim loại đất hiếm nhập từ Trung Quốc để chống lại và ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc.

Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận điều này, tờ báo nhấn mạnh và nói thêm rằng, phía Mỹ đã được cảnh báo về điều đó.

Bài xã luận của Global Times viết rằng, nếu Hoa Kỳ tiếp tục ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc theo nhiều cách khác nhau thì sớm hay muộn Trung Quốc sẽ sử dụng kim loại đất hiếm làm vũ khí.

Tổng biên tập tờ Thời báo Toàn cầu Hu Xijin đã viết trên Twitter rằng, Trung Quốc đang nghiêm túc xem xét việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ và cũng có thể thực hiện các biện pháp đối phó khác.

Người dân Trung Quốc sẽ không đồng ý nếu bất cứ ai sử dụng kim loại đất hiếm nhập khẩu chống lại Trung Quốc, hãng tin Tân Hoa Xã lưu ý hôm thứ Tư.

Mỹ đang tiến hành cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc, trong cuộc chiến này Hoa Kỳ có thể mất nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cần thiết để duy trì sức mạnh công nghệ của họ, hãng tin cảnh báo.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.