Đứng vị trí thứ 8 là Airbus A330. Dòng máy bay này được sản xuất từ năm 1992 đến nay, tiếp nối dòng máy bay thân rộng 2 động cơ đầu tiên trên thế giới A-300. A330-300 là phiên bản cải tiến đầu tiên với năng lực vận tải tới 440 khách và có khả năng linh hoạt phù hợp với cả các chuyến bay ngắn và đường dài tới 6.350 dặm hải lý. Theo sau là máy bay có thân nhỏ hơn A330-200, tiếp đó là 2 máy bay “neo” A330-800 và A339-900 đều có cải tiến đuôi cánh cong. |
Ở vị trí thứ 7 là Boeing 747, được sản xuất từ năm 1968 đến nay. Hiện đã giao 1.527 chiếc. Từng được mệnh danh là “Nữ hoàng bầu trời”, máy bay Boeing 747 với 4 động cơ là máy bay thân rộng đầu tiên. Dòng máy bay này được đưa vào phục đầu tiên với hãng hàng không huyền thoại Pan Amm và song hành với thời kỳ hoàng kim của ngành vận tải hàng không thế giới. Từ năm 1990, dòng máy bay này đã được Tổng thống Mỹ lựa chọn làm máy bay chuyên dụng. Dàn Chuyên cơ Không lực Một của Tổng thống Mỹ bao gồm 2 máy bay 747-200B được đóng riêng phục vụ Tổng thống. Vài năm gần đây, nhiều hãng hàng không đã thay thế 747 bằng các dòng máy bay 2 động cơ hiệu quả và to lớn. Boeing dự định sẽ giao chiếc máy bay 747-8 cuối cùng trong lịch sử cho hãng hàng không Atlas Air cuối năm nay. |
Ở vị trí thứ 6 là Boeing 777, dòng máy bay được sản xuất từ năm 1993 đến nay và đã có 1.677 chiếc được giao. Boeing 777 là dòng máy bay hai động cơ thân rộng của Hoa Kỳ được Công ty Commercial Airplanes Division thuộc hãng Boeing chế tạo. Máy bay này có thế chở từ 301 đến 368 hành khách trong cấu hình 3 hạng ghế và có tầm bay từ 5.210 đến 9.420 dặm (9.650 đến 17.450 km Dòng 777 là máy bay thương mại đầu tiên được thiết kế hoàn toàn trên máy tính. Mọi thứ được tạo ra trên một hệ thống phần mềm CAD 3D (được gọi là CATIA), cho phép các kỹ sư có thể lắp ráp mô phỏng, kiểm tra các can thiệp và xác minh độ trùng khít với nhau giữa hàng ngàn linh kiện của một chiếc 777 thật, trước khi bắt tay sản xuất các nguyên mẫu đầu tiên, giảm bớt chi phí vận hành. Hiện tại đã có 8 phiên bản khác nhau của dòng máy bay này như 777X siêu lớn và một dự án 777X-9 dự kiến sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2024. |
Tiếp theo, ở vị trí thứ 5 là Boeing 727. Dòng máy bay được sản xuất từ năm 1962 đến năm 1984 với 1.832 chiếc đã được giao. Chiếc máy bay tầm trung, đuôi hình chữ T và 3 động cơ lắp ráp ở phần đuôi, vừa có khả năng thực hiện các chuyến bay xuyên đại dương vừa đủ linh hoạt để hạ cánh xuống đường băng ngắn tại các sân bay nhỏ. Ban đầu, Boeing chỉ định sản xuất khoảng 250 chiếc nhưng sau đó nó đã trở thành máy bay thương mại đầu tiên đạt ngưỡng 1.000 chiếc. |
Đứng vị trí thứ 4 là Bombardier CRJ (1991-2020). Tính đến nay Bombardier đã giao 1.945 chiếc máy bay thuộc dòng này. Đây là dòng máy bay khu vực, kích thước nhỏ chưa tới 100 chỗ, được thiết kế cho các tuyến đường ngắn. Dòng máy bay khu vực của Bombardier là dòng máy bay bán tốt nhất trong cùng phân khúc. |
Về vị trí thứ 3 là Airbus A320 (từ 1986 đến nay) với 10.176 chiếc đã được giao. Chiếc máy bay A320 đầu tiên đi vào hoạt động từ tháng 3/1988 và dòng máy bay một lối đi, 2 động cơ đã được sử dụng để thực hiện hơn 280 triệu giờ bay từ đó tới nay. Các phiên bản của dòng máy bay này là A318, A319 và A321, còn dòng A320neo được đưa vào phục vụ từ năm 2016. |
Ở vị trí thứ 2 là Boeing 737 (1986 đến nay) với 10.877 chiếc đã giao. Cùng với Airbus A320, Boeing 737 là hai dòng máy bay mà có lẽ hầu hết những người đã sử dụng hàng không đều bay một hoặc nhiều lần. Nói vậy là đủ để thấy dòng máy bay này đã phổ biến mức nào. Dòng máy bay cổ điển thân hẹp bắt đầu cất cánh từ nửa thế kỷ trước và phiên bản cải tiến thế hệ mới được sản xuất từ năm 1996-2019. Tuy nhiên, vấn đề được nhắc đến nhiều nhất là ở dòng máy bay Boeing 737 MAX thế hệ thứ 4 vì có liên quan tới 2 vụ máy bay nghiêm trọng vào năm 2018 và 2019, gây tổn hại không nhỏ tới danh tiếng và lợi nhuận của Boeing. |
Đứng vị trí đầu tiên về mức độ bán chạy là Cessna 172 (được sản xuất từ năm 1968 đến nay) và đã có 45.000 chiếc đã được giao. Công dụng chính của Cessna 172 là máy bay huấn luyện, được sử dụng từ thế hệ này sang thế hệ phi công khác. Cessna 172 có đôi cánh cao giúp phi công có tầm nhìn tốt hơn, dễ dàng di chuyển cũng như hạ cánh. Các cửa cabin lớn giúp người tập và người hướng dẫn dễ dàng bước vào và ra. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận