Tàu khu trục USS William P. Lawrence tuần tra ở biển Đông tháng 5/2016 |
Cuộc gặp nhằm thảo luận về các biện pháp hợp tác chặt chẽ giữa Mỹ và Singapore trong việc giải quyết những thách thức khu vực và toàn cầu, trong đó bao gồm cả vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông, chống lại những thách thức và hiểm họa như khủng bố và thúc đẩy phát triển thịnh vượng bằng việc gia tăng thương mại.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngoài các cuộc gặp với giới chức Mỹ, chiều qua (9/6), Ngoại trưởng Singapore đã có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington D.C. Bài phát biểu mang tựa đề “Vai trò của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương”.
Liên quan tới vấn đề này, hồi cuối tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng có chuyến công du 10 ngày tới các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Phát biểu ngày 28/5 trong khuôn khổ chuyến đi, ông Carter tái khẳng định quyết tâm của Nhà Trắng, nhằm xây dựng một bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong quan hệ giữa Mỹ với các nước trong khu vực, hỗ trợ các nước trên giải quyết những vấn đề của họ và đảm bảo sự ổn định và an ninh trên lãnh thổ các nước đó.
“Có tới 1/2 dân số toàn cầu và gần 50% nền kinh tế thế giới tập trung tại APAC. Vì những lý do đó, khu vực này có một ý nghĩa hàng đầu đối với tương lai của Mỹ và của toàn thế giới”, ông Carter nói.
Về phần mình, tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Singapore, bà Rice cũng khẳng định cam kết của Mỹ trong việc tiếp tục duy trì vai trò ở châu Á – Thái Bình Dương với chính sách xoay trục của Tổng thống Mỹ Barack Obama, bằng việc tăng cường các mối quan hệ đối tác chiến lược với Singapore cũng như các quốc gia ASEAN.
Cố vấn Rice và Ngoại trưởng Singapore cũng thảo luận về lợi ích kinh tế lâu dài mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đem lại.
Cuối cùng, trong phiên thảo luận, hai bên nhấn mạnh việc phát huy và phát triển mối quan hệ ngoại giao có lịch sử 50 năm giữa Mỹ và Singapore. Sắp tới, 2/8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm chính thức Mỹ.
Mới đây nhất, từ 3-5/6/2016, Singapore là nước chủ nhà tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 15. Tại đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và người đồng nhiệm Singapore Ng Eng Hen đã có chuyến bay thị sát ngoài Biển Đông trên máy bay do thám P8 của Mỹ, cho thấy quyết tâm của 2 nước sẽ cùng hợp tác trong việc thể hiện vai trò, quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông.
Trước đó, phát biểu trước Quốc hội Singapore về vấn đề Biển Đông hồi tháng 4 năm nay, Ngoại trưởng Singapore từng kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông giải quyết vấn đề trên cơ sở hòa bình, duy trì các biện pháp phi quân sự hóa, tránh làm tổn hại đến an ninh và hòa bình khu vực. "Tất cả chúng ta đều thua cuộc nếu căng thẳng gia tăng", ông Balakhrisnan nói. Quan điểm này tiếp tục được ông và giới chức Singapore tái khẳng định ở Đối thoại Shangri-La 2016, trong đó hướng sự tập trung vào vấn đề Biển Đông.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận