Theo quyết định, dự án thành phần 1 thuộc Vành đai 3 TP.HCM có phạm vi giải phóng mặt bằng gồm hai đoạn.
Đoạn một dài gần 15 km nằm trên địa phận TP Thủ Đức, điểm đầu giáp nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, điểm cuối giáp nút giao Tân Vạn.
Đoạn hai dài 32,6 km đi qua huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, với điểm đầu giáp cầu Bình Gởi, điểm cuối ở cuối cầu Thầy Thuốc.
Cọc giải phóng mặt bằng sử dụng cọc bê tông cốt thép, thân sơn trắng, đầu sơn đỏ cao gần một mét. Phần chôn xuống đất được bọc xung quanh bằng móng bê tông dày 10 cm.
Dọc ranh dự án, 1.905 cọc được đóng, trong đó hơn 600 cọc ở TP Thủ Đức, còn lại ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.
Anh Đặng Văn Còn (ngụ TP Thủ Đức) cho biết, sống ở địa phương lại được tham gia làm việc một dự án giao thông lớn cảm thấy rất tự hào. Anh Còn đang cắm cọc đoạn vành đai 3 đi qua chung cư ở TP Thủ Đức.
Tại những nơi tuyến đi qua thị trấn, thị tứ, khu đông dân cư, làng, bản có các công trình xây dựng liền nhau khoảng cách cọc là 50 m/cọc. Trường hợp qua khu vực đồng ruộng, vườn tược, đồi cây…tuỳ theo địa hình cụ thể mà cắm mốc giải phóng mặt bằng từ 50 - 100 m/cọc.
Trường hợp đặc biệt, đi qua khu đô thị phức tạp, các vị trí đường cong có bán kính nhỏ có thể cắm dày hơn để xác định chính xác phạm vị thu hồi đất.
Trước ngày 10/10, việc cắm cọc giải phóng mặt bằng qua địa bàn TP.HCM phải hoàn thành để bàn giao cho địa phương nhằm thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư…
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM dài 76,34 km qua TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, có khai thác quỹ đất khoảng 2.000 ha dọc tuyến để làm lại quy hoạch, tổ chức bán đấu giá, tạo nguồn lực tái đầu tư phát triển. Đoạn qua TP.HCM dài hơn 47km.
Dự án sẽ giải phóng mặt bằng hơn 640 ha đất, bố trí tái định cư khoảng 1.476 hộ. Trong đó TP.HCM giải toả 408 ha đất và 740 hộ ở TP Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh.
Vành đai 3 TP.HCM là dự án giao thông liên kết vùng lớn nhất miền Nam từ trước đến nay. Đây được xem là tuyến đường chiến lược, ngoài kết nối giao thông còn tạo hành lang đô thị, công nghiệp không chỉ 4 tỉnh, thành dự án đi qua mà tác động cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sánh 8/10, anh Trần Lê Khống Chế, vác bệ bê tông nặng khoảng 45 ký, từ rạch Gò Công đi đoạn đường gần 500m đến vị trí cắm cọc ranh vành đai 3 TP.HCM, đoạn qua TP Thủ Đức.
Đội của anh Chế gồm 9 người, nhóm vác cọc lội bùn ở rạch này có 7 thành viên. Để cắm một mốc ranh giới gồm một cọc và hai bệ bê tông nặng khoảng 120 ký.
Anh Lâm Hữu Giang, quê Bạc Liêu tham gia đội cắm cọc xác định ranh giới vành đai 3 được hơn một tháng nay. Cọc bê tông anh vác trên vai nặng khoảng 30 ký, lội bùn băng rạch đi gần 500 m mới đến vị trí cắm.
Vị trí cắm cọc đầu tiên trong ngày nằm ở nơi cao nên công việc diễn ra nhanh chóng.
Ranh giới giải phóng mặt bằng vành đai 3 TP.HCM.
Trên ranh giới dự án, 1.905 cọc được đóng, trong đó hơn 600 cọc ở TP Thủ Đức.
Vị trí cắm cọc tiếp theo nằm sâu trong khu dừa nước, một công nhân đi trước dọn đường, người vác cọc đi sau nhưng liên tục bị lún sình.
Anh em trong nhóm hỗ trợ đưa cọc bê tông qua đoạn sình lầy đi vào giữa khu dừa nước.
Đưa được cọc và hai bệ bê tông vào đúng vị trí cắm khá vất vả.
Nhóm công nhân đưa cọc xuống đúng vị trí bệ bê tông đặt bên dưới.
Ranh giới vành đai 3 TP.HCM nằm giữa khu dừa nước ở phường Long Trường, TP Thủ Đức.
Tranh thủ lúc nghỉ trưa nhóm công nhân hái dừa giải khát.
Anh Nguyễn Trung Tín, quê An Giang chuyển quầy dừa mới hái ra cho anh em cùng uống.
Giây phút vui vẻ sau buổi sáng vất vả của nhóm công nhân cắm cọc giữa khu đầm lầy.
Chỉ vết thương dưới chân, anh Nguyễn Đức Tấn cho biết, lội sình lầy hơn tháng nay, chân tay anh em trong nhóm ai cũng bị trầy xước.
Đi vào đoạn sâu hơn khu dừa nước, anh em công nhân dùng cây xuyên qua bệ bê tông mỗi người một đầu chuẩn bị lội sình.
Bệ bê tông được chuyển vào vị trí xác định ranh giới.
Để cắm cọc vị trí này, anh em vác cọc và bệ bê tông di chuyển gần 500 m, lội sình bùn, băng rạch.
Hai người đi đầu bị lún quá đầu gối không thể đi tiếp.
Những đoạn sình lầy dễ té ngã khiến việc vận chuyển các khối bê tông nặng vất vả hơn.
Qua đoạn sình lầy, nhóm công nhân lại tiếp tục chuyển các khối bê tông vào sâu bên trong.
Anh Bùi Tấn Quang, quê Đồng Nai vác khối bê tông trên vai di chuyển vào vị trí được xác định ranh giới.
Vị trí được xác định ranh giới vành đai 3 TP.HCM
Anh em trong nhóm cười vui khi hoàn thành vị trí cắm cọc khá vất vả.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận