Xã hội

Covid-19 ngày 14/3: Cả nước thêm 161.262 F0, Hà Nội nhiều nhất 29.833 ca

14/03/2022, 10:30

Covid-19 ngày 14/3: Với 161.262 ca nhiễm mới, đến nay nước ta đã ghi nhận 6.377.438 ca. Hà Nội có 29.833 F0 mới sau 24 giờ, nhiều nhất cả nước.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 13-3 đến 16h ngày 14/3, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 161.262 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 161.247 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.706 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 113.084 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (29.833), Nghệ An (10.389), Bắc Ninh (7.471), Phú Thọ (6.997), Thái Nguyên (4.979), Hưng Yên (4.840), Hòa Bình (4.675), Hải Dương (4.324), Sơn La (4.169), Lạng Sơn (4.100), Lào Cai (3.897), Tuyên Quang (3.867);

Đắk Lắk (3.644), Cà Mau (3.529), Quảng Ninh (2.988), Quảng Bình (2.986), Vĩnh Phúc (2.975), Thái Bình (2.951), Điện Biên (2.938), Bắc Giang (2.938), Yên Bái (2.769), Bình Định (2.755), Nam Định (2.722), Hà Nam (2.295), Ninh Bình (2.231), Lai Châu (2.217), Bình Phước (2.187), Cao Bằng (2.163);

TP.HCM (2.159), Bến Tre (2.091), Lâm Đồng (1.949), Hải Phòng (1.886), Đắk Nông (1.836), Quảng Trị (1.786), Bình Dương (1.689), Bắc Kạn (1.341), Tây Ninh (1.290), Đà Nẵng (1.235), Khánh Hòa (1.158), Trà Vinh (1.074), Phú Yên (1.035), Thanh Hóa (940);

Bà Rịa - Vũng Tàu (909), Hà Tĩnh (887), Vĩnh Long (824), Bình Thuận (622), Quảng Ngãi (589), Kon Tum (391), Quảng Nam (347), Thừa Thiên Huế (291), Bạc Liêu (285), Kiên Giang (132), Đồng Nai (128), An Giang (117), Long An (108), Cần Thơ (94), Ninh Thuận (75), Đồng Tháp (71), Hậu Giang (31), Sóc Trăng (30), Tiền Giang (18).

img

Cả nước thêm 61.262 F0, Hà Nội nhiều nhất 29.833 ca. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Nhiều tỉnh bổ sung ca nhiễm

Ngày 14/3, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 32.400 ca, Sở Y tế Thái Bình đăng ký bổ sung 30.000 ca, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 25.112 ca và Sở Y tế Lào Cai đăng ký bổ sung 16.016 ca trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-3.925), Hà Giang (-1.911), Bình Dương (-1.162).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (+2.241), Bắc Ninh (+1.054), Hà Nội (+564).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 164.807 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.377.438 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 64.535 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 6.369.816 ca, trong đó có 3.269.161 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (838.217), TP.HCM (570.931), Bình Dương (340.740), Bắc Ninh (231.613), Nghệ An (226.561).

Trong ngày 14-3, có 108.407 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 3.271.978 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.230 ca.

Cả nước có 92 ca tử vong

Từ 17h30 ngày 13-3 đến 17h30 ngày 14-3, cả nước ghi nhận 92 ca tử vong, trong đó TP.HCM 3 ca (gồm 1 ca từ Vĩnh Long chuyển đến), Hà Nội (11), Quảng Ninh (7), Bến Tre (4), Hải Dương (4), Kiên Giang (4), Phú Thọ (4), Thanh Hóa (4 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (3), Bạc Liêu (3), Cà Mau (3), Nam Định (3), Ninh Bình (3), Bắc Kạn (2), Đồng Nai (2), Hà Nam (2);

Khánh Hòa (2), Lạng Sơn (2), Quảng Bình (2), Quảng Trị (2), Sóc Trăng (2), Thái Nguyên (2), Trà Vinh (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Ninh (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Đà Nẵng (1), Điện Biên (1), Gia Lai (1), Hà Tĩnh (1), Hải Phòng (1), Hậu Giang (1), Hòa Bình (1), Quảng Ngãi (1), Tây Ninh (1), Tuyên Quang (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 84 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca, chiếm tỉ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

Trong ngày 13-3, có 189.673 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 200.368.920 liều.

Hướng dẫn mới nhất về cách ly F0 tại nhà

Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19, trong đó thay đổi về điều kiện cách ly, cho phép F0 ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách.

Hướng dẫn mới bổ sung chi tiết hơn các loại thuốc, vật dụng cần thiết cho F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ khi điều trị tại nhà... Đặc biệt thay đổi về điều kiện cách ly, theo đó yêu cầu tạo không gian cách ly riêng cho F0, nơi cách ly phải thông thoáng, luôn mở cửa sổ...

img

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới về quản lý tại nhà với F0, cho phép F0 ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách.

Theo hướng dẫn, tiêu chí để người mắc COVID-19 (F0) được quản lý tại nhà là người nhiễm COVID-19 được xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính (không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng được điều trị ổn định); người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa trị điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19, đủ điều kiện cách ly tại nhà và được chuyển về nhà tiếp tục chăm sóc.

Các vật dụng cần thiết cho F0 điều trị tại nhà: nhiệt kế, máy đo SPO2 (nếu có), khẩu trang y tế, phương tiện vệ sinh tay, vật dụng cá nhân, thùng chứa chất thải có nắp đậy, phương tiện liên lạc.

Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế lưu ý về điều kiện cách ly: "Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm, luôn mở cửa sổ".

Đồng thời bổ sung mục "Khai báo y tế" với F0 điều trị tại nhà; bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm.

Theo đó, F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau:

F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.

Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0.

Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế để các đồ dùng, vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa...) tại khu vực này.

Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hằng ngày và khi dây bẩn.

Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

F0 nặng và nguy kịch tại Hà Nội có xu hướng giảm

Từ đầu đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4) tới nay, địa bàn Hà Nội đã ghi nhận tổng số 811.558 ca Covid-19, cách biệt khá lớn với địa phương đứng thứ hai là TP.HCM (568.772 ca). Tính riêng 1 tuần gần đây, mỗi ngày TP có thêm khoảng 30.000 F0 mới. Đỉnh điểm, ngày 12/3, ngoài 30.693 phát hiện trong ngày, Sở Y tế Hà Nội xin bổ sung 195.000 mới sau khi đã rà soát đầy đủ thông tin.

img

Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nơi đang điều trị nhiều F0 nguy kịch - Ảnh: Minh Tú

Dù số nhiễm gia tăng nhanh chóng, số F0 nặng và nguy kịch đang điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội lại có xu hướng giảm.

Trao đổi với PV, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (cơ sở y tế thuộc tầng 2 và tầng 3) thông tin, tình hình điều trị F0 tại bệnh viện không quá căng thẳng khi mấy ngày gần đây, số F0 nhập viện chững lại, tỷ lệ ca nặng và nguy kịch giảm.

Bệnh viện được giao nhiệm vụ 400 giường. Tuy nhiên, hiện số giường sử dụng chỉ khoảng 2/3, chưa dùng hết công suất. “Lúc cao điểm nhất, chúng tôi sử dụng hết 400 giường điều trị F0, tuy nhiên mấy ngày gần đây số F0 nặng đã giảm đi”, đại diện bệnh viện chia sẻ.

Đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn, cơ sở y tế thuộc tầng 3 tại Hà Nội cũng cho biết, các ca F0 nặng và nguy kịch tại bệnh viện đang có xu hướng giảm. Lúc cao điểm, đơn vị điều trị khoảng 200 ca nặng. Tuy nhiên hiện số ca nặng chỉ khoảng 130 F0 trong tổng số 200 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị, chăm sóc tại đây.

Đại diện bệnh viện cho rằng, dù số ca mắc Covid-19 của Hà Nội tăng mạnh, nhưng do người dân được phủ vắc xin phòng Covid-19 nên số bệnh nhân nặng, nguy kịch giảm.

Với các cơ sở y tế tuyến Trung ương, đại diện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, hiện tổng số bệnh nhân đang điều trị tại đơn vị vẫn là khoảng 570-580 trường hợp, không chênh lệch nhiều với giai đoạn trước. Tuy nhiên, số ca nặng xin liên hệ nhập viện có xu hướng giảm.

“Trước đây, số bệnh nhân xin vào viện khá đông nhưng chúng tôi không đủ giường để tiếp nhận hết, chỉ nhận trong mức độ có thể. Còn hiện nay đã có đủ giường để nhận đa số các ca xin chuyển tới”, vị đại diện nói.

Tại một cơ sở y tế tuyến cuối khác là Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), lãnh đạo bệnh viện cho hay, khoảng 1 tuần gần đây, số bệnh nhân Covid-19 nặng điều trị tại đơn vị đang có xu hướng “chững lại”. Hiện có khoảng 130-150 F0 nặng đang được các y bác sĩ chăm sóc, điều trị.

Số liệu từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế ghi nhận, tỷ lệ F0 nặng và nguy kịch của Hà Nội đang có xu hướng giảm. Theo đó, tính đến ngày 12/3, Hà Nội có 4.161 F0 điều trị ở bệnh viện. Đây là con số giảm gần thấp nhất sau gần 1 tháng qua (số F0 điều trị thấp nhất trước đó là ngày 17/2 với 4.291 F0).

Trong số 4.161 F0 điều trị ở bệnh viện, có 595 bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng, 2.765 F0 ở mức độ trung bình, 801 F0 nặng, nguy kịch (số F0 nặng thấp gần đây nhất là ngày 20/1 với 731 trường hợp). Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng thông tin, số tử vong cộng dồn của Hà Nội là 1.170 trường hợp, tỷ lệ tử vong/mắc là 0.4%.

Tại cuộc họp mới đây, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Trần Thị Nhị Hà nhận định, biến thể phụ BA.2 (chủng Omicron) chiếm ưu thế trong các ca F0 tại Hà Nội, với tốc độ lây lan nhanh.

Tuy nhiên, bệnh nhân ở tầng 2, tầng 3 có chiều hướng giảm nên những ngày qua, tỷ lệ F0 nhập viện chỉ chiếm 1-1,5%. Hà Nội đã chủ động kiểm soát được dịch bệnh ở ngưỡng an toàn, song ngành Y tế vẫn tiếp tục giải trình tự gen để có các giải pháp ứng phó phù hợp với tình hình chung.

Theo các chuyên gia, người mắc biến thể Omicron thường diễn biến nhẹ hơn so với bệnh nhân mắc các biến thể cũ như Delta. Omicron thường gây triệu chứng nhẹ, bệnh nhân chủ yếu đau rát họng, ho, đau đầu, một số có tiêu chảy,.... Với biến chủng Delta, triệu chứng rầm rộ hơn, sốt cao hơn.

Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nguy cơ diễn biến nặng, chủ yếu rơi vào nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền, chưa tiêm đủ liều vắc xin.

Tỷ lệ ca nhiễm ở Việt Nam đứng thứ 20 thế giới

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.112.648 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến nay là 41.385 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 14/3.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.105.041 ca, trong đó có 3.160.754 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (808.384), TP. Hồ Chí Minh (568.772), Bình Dương (339.051), Bắc Ninh (224.142), Nghệ An (216.172).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 162.819 ca/ngày.

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 95.538 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.163.571 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.107 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.243 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 427 ca; Thở máy không xâm lấn: 117 ca; Thở máy xâm lấn: 316 ca- ECMO: 4 ca.

Số bệnh nhân tử vong

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 82 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.385 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.584.903 mẫu tương đương 81.481.599 lượt người, tăng 226.828 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 12/3 có 215.529 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 200.179.247 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.133.205 liều: Mũi 1 là 70.911.338 liều; Mũi 2 là 67.810.841 liều; Mũi 3 là 1.493.137 liều; Mũi bổ sung là 14.459.451 liều; Mũi nhắc lại là 28.458.438 liều.+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.046.042 liều: Mũi 1 là 8.748.687 liều; Mũi 2 là 8.297.355 liều.

Mỗi ngày Hà Nội thêm hàng chục nghìn F0 nhưng số ca nặng giảm

Tính từ 18 giờ ngày 12/3 đến 18 giờ ngày 13/3, Hà Nội ghi nhận 29.269 ca mắc COVID-19, tuy nhiên số bệnh nhân nhập viện tăng không đáng kể, tương ứng số ca mức độ trung bình trở lên giảm nhẹ.

img

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng). (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18 giờ ngày 12/3 đến 18 giờ ngày 13/3, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 29.269 ca mắc COVID-19 (giảm 1.424 ca so với ngày hôm qua), trong đó có 10.051 ca tại cộng đồng và 19.218 ca đã cách ly.

Bệnh nhân phân bố tại 514 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như Gia Lâm có 1.684 ca; Long Biên có 1.610 ca; Bắc Từ Liêm có 1.489 ca, Tây Hồ có 1.431 ca; Quốc Oai có 1.379 ca.

Đến hết ngày 12/3, thành phố có 559.646 ca dương tính đang điều trị, theo dõi (giảm 28.936 ca so với ngày 11/3). Trong đó, có 554.801 người theo dõi cách ly tại nhà (chiếm hơn 99%); 471 người cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và của các quận, huyện, thị xã.

Ngoài ra, có 4.014 người điều trị tại các bệnh viện tầng 2-3 của thành phố (giảm 220 ca) và 360 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Hiện, tổng số lượt bệnh nhân được điều trị khỏi là 1.071.902 người (tăng 51.345 người so với ngày trước đó).

Ngày 12/3, Hà Nội có 12 ca COVID-19 tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 (tính từ ngày 27/4/2021 cho đến nay) là 1.250 người. Theo Sở Y tế Hà Nội, mặc dù mỗi ngày ghi nhận hàng chục nghìn ca F0 nhưng số bệnh nhân nhập viện tăng không đáng kể, tương ứng số ca mức độ trung bình trở lên đều giảm nhẹ.

Cụ thể, có hơn 3.800 ca mức độ trung bình (giảm 2,6% so với trung bình 7 ngày trước); 971 ca nặng, nguy kịch (giảm gần 3%), số ca thở HFNC hay thở máy không xâm lấn giảm mạnh 26%.

img

UBND TP yêu cầu các địa phương tăng cường tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi. Ảnh: HL.

Hiện, 4 bệnh viện gồm Thanh Nhàn, Đức Giang, Xanh Pôn, Hà Đông là tuyến đầu được Sở Y tế Hà Nội giao phụ trách điều trị và phối hợp các Bệnh viện tuyến dưới chuyển tầng.

Trong đó, Bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị gần 350 F0, bao gồm 70% là bệnh nhân nặng, mỗi ngày trung bình tiếp nhận 20 ca; 250 giường ICU tầng 3 và 100 giường ICU tầng 2; Bệnh viện Đức Giang đang điều trị hơn 400 bệnh nhân (150 bệnh nhân nặng); Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Hà Nội điều trị khoảng 170 F0 nặng.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, hiện nay, thành phố đã mở toàn bộ giường điều trị cho bệnh nhân tầng 2, 3 ở tất cả bệnh viện, đồng thời làm việc với Bộ Y tế và Bệnh viện Trung ương trực thuộc các bộ, ngành, Trung ương để đề nghị hỗ trợ thu dung bệnh nhân.

Kể cả với kịch bản số ca nhiễm tăng gấp đôi như hiện nay, thành phố vẫn cơ bản vẫn đáp ứng được.

Ngoài khả năng thu dung của các bệnh viện trên, Sở Y tế sẽ huy động thêm một số bệnh viện tuyến huyện ngoại thành tại Gia Lâm, Thạch Thất, Chương Mỹ, Sơn Tây. Các bệnh viện này có thể dành một nửa cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19, nửa còn lại điều trị các bệnh khác.

Số trẻ F0 tăng cao, TP.HCM yêu cầu các viện thêm giường điều trị

Sở Y tế TP.HCM đề nghị các bệnh viện nhi tăng 30% giường điều trị cho trẻ em mắc COVID-19.

img

Khu vực chờ test nhanh COVID-19 và phòng khám sàng lọc trẻ nghi nhiễm tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đông đúc sáng 9/3. (Ảnh: Zing)

Theo Sở Y tế TP.HCM, những ngày gần đây, địa bàn thành phố ghi nhận số lượt trẻ em đến khám tại các bệnh viện nhi do nghi ngờ mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng.

Theo báo cáo của các bệnh viện nhi, đặc điểm chung của trẻ mắc COVID-19 là sốt, ho và đau họng, rất ít các trường hợp có dấu hiệu nặng.

Để chủ động ứng phó với tình huống số mắc ở trẻ em tăng cao, Sở Y tế yêu cầu 3 bệnh viện nhi đồng tăng giường điều trị COVID-19 lên tối thiểu 300 giường (trong đó có 50 giường hồi sức).

Ba bệnh viện được phân công điều trị trẻ em F0 tại TP.HCM là Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Sở Y tế cũng đề nghị các đơn vị tăng cường hỗ trợ chuyên môn, tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và điều trị trẻ em mắc COVID-19 theo phác đồ của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 được phân công làm đầu mối tổ chức họp chuyên gia để tham mưu Sở Y tế cập nhật chỉ định xét nghiệm sàng lọc ở trẻ em khi đến khám tại bệnh viện, phù hợp với giai đoạn hiện nay của dịch bệnh.

Các bệnh viện quận, huyện có chuyên khoa Nhi cũng được chỉ đạo tăng tối thiểu 30-50% tổng số giường nội trú dành điều trị cho trẻ em F0. Trẻ chỉ được chuyển lên tuyến trên nếu dấu hiệu chuyển nặng.

Theo ghi nhận, từ đầu tháng 3 đến nay, số trẻ em được phát hiện dương tính tại các bệnh viện và trẻ F0 khám ngoại trú có xu hướng tăng cao.

Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 2, số lượng trẻ khám ngoại trú dao động từ 400 đến hơn 500, trong đó có 80-90% trẻ có triệu chứng hô hấp có kết quả dương tính.

Mỗi trẻ khi đến khám thường kèm theo 1-2 phụ huynh đi theo chăm sóc, làm thủ tục. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải, bệnh nhi và người nhà phải chen chúc, xếp hàng trong bệnh viện để chờ đợi làm thủ tục, chờ khám.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2, cha mẹ không nên lo lắng quá mức nếu bé sốt, ho thông thường, cần bình tĩnh xử trí như những lần trước trẻ bệnh, không vội vàng hay hoảng loạn.

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế có chuyên môn, chỉ đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện một trong những dấu hiệu có nguy cơ chuyển nặng.

Điều này giúp giảm đáng kể số lượng trẻ đến khám ngoại trú, tiết kiệm thời gian chờ đợi và giảm nguy cơ lây nhiễm cho những trẻ không mắc COVID-19.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.