Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 12/3 đến 16h ngày 13/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 166.968 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 166.953 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.751 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 100.536 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (29.269), Nghệ An (10.243), Đắk Lắk (7.569), Phú Thọ (6.534), Bắc Ninh (6.417), Lạng Sơn (4.816), Hưng Yên (4.599), Sơn La (4.538), Hải Dương (4.406), Hòa Bình (4.337), Lào Cai (3.921), Tuyên Quang (3.696), Nam Định (3.379), Điện Biên (3.320), Quảng Bình (3.271), Bến Tre (3.059), Quảng Ninh (2.990), Vĩnh Phúc (2.987), Cà Mau (2.972), Bắc Giang (2.853), Bình Dương (2.851), Quảng Trị (2.793), Thái Bình (2.781), Thái Nguyên (2.738), Bình Định (2.424), Ninh Bình (2.379), Hà Nam (2.317), Yên Bái (2.281), Bình Phước (2.273), Cao Bằng (2.259), TP. Hồ Chí Minh (2.257), Lai Châu (2.148), Hà Giang (1.911), Lâm Đồng (1.877), Hải Phòng (1.593), Đắk Nông (1.578), Bắc Kạn (1.394), Phú Yên (1.378), Đà Nẵng (1.338), Vĩnh Long (1.285), Thanh Hóa (1.210), Khánh Hòa (1.188), Tây Ninh (1.078), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.059), Trà Vinh (1.047), Hà Tĩnh (896), Bình Thuận (855), Quảng Ngãi (509), Kon Tum (401), Quảng Nam (332), Bạc Liêu (314), Đồng Nai (170), Long An (168), Cần Thơ (133), Thừa Thiên Huế (129), An Giang (123), Kiên Giang (111), Đồng Tháp (70), Sóc Trăng (41), Hậu Giang (40), Tiền Giang (27), Ninh Thuận (21).
F0 dùng thuốc chống viêm không đúng, nguy cơ trở nặng và nhiều biến chứng.
Ngày 13/3/2022, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 42.533 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-3.107), Hải Phòng (-1.607), Hà Nội (-1.424).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+7.568), Bến Tre (+1.078), Bắc Ninh (+748).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 162.819 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.112.648 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 61.879 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.105.041 ca, trong đó có 3.160.754 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (808.384), TP. Hồ Chí Minh (568.772), Bình Dương (339.051), Bắc Ninh (224.142), Nghệ An (216.172).
Số bệnh nhân khỏi bệnh:- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 95.538 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.163.571 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.107 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.243 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 427 ca; Thở máy không xâm lấn: 117 ca; Thở máy xâm lấn: 316 ca- ECMO: 4 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 12/3 đến 17h30 ngày 13/3 ghi nhận 95 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (2) trong đó 1 ca từ Long An chuyển đến. Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (12), Quảng Nam (11), Bình Định (5 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (5), Quảng Ninh (5), Bắc Giang (4), Đắk Lắk (4 ca trong 2 ngày), Nam Định (4 ca trong 2 ngày), Phú Thọ (4), Cà Mau (3), Hải Dương (3), Kiên Giang (3), Vĩnh Long (3), An Giang (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bến Tre (2), Cần Thơ (2), Đồng Nai (2), Hà Nam (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Bình Dương (1), Bình Thuận (1), Đắk Nông (1), Đồng Tháp (1), Hải Phòng (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Thái Nguyên (1), Thanh Hóa (1), Tuyên Quang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 82 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.385 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.584.903 mẫu tương đương 81.481.599 lượt người, tăng 226.828 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 12/3 có 215.529 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 200.179.247 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.133.205 liều: Mũi 1 là 70.911.338 liều; Mũi 2 là 67.810.841 liều; Mũi 3 là 1.493.137 liều; Mũi bổ sung là 14.459.451 liều; Mũi nhắc lại là 28.458.438 liều.+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.046.042 liều: Mũi 1 là 8.748.687 liều; Mũi 2 là 8.297.355 liều.
Nguy cơ dịch bùng phát mạnh ở Hà Nội
Tình trạng F0 ra đường là một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc cộng đồng tăng mạnh ở Hà Nội.
Tình trạng F0 ra đường được cho không phải hiếm trong bối cảnh hiện này, thực tế rất nhiều gia đình F0 cả nhà cần đi mua thuốc, đồ ăn phải tự đi, hoặc công việc gấp họ phải tự đi. Việc này tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm, được cho là một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 cộng đồng tăng mạnh.
Theo BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, hiện do số lượng F0 nhiều nên phần nào cơ quan chức năng chưa thể quản lý, theo dõi được hết.
Đảm bảo nghiêm ngặt công tác cách ly phòng dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)
Điều này dẫn đến tình trạng có người tự test nhanh COVID-19 tại nhà nhưng không khai báo y tế. Thậm chí, F0 “hồn nhiên” đi chợ, mua thuốc. Nguy hiểm hơn, có người dù biết bản thân là F0 nhưng vẫn đi khắp nơi ăn uống, hàng quán. Hành động này rất nguy hiểm vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến dịch bùng phát mạnh mẽ, phức tạp hơn.
Với tình hình hiện nay, kiểm soát hết F0 trong cộng đồng không đơn giản. Vì vậy mỗi người dân phải tự giác nâng cao ý thức của bản thân. Khi test nhanh dương tính cần thông báo ngay cho cơ quan y tế nơi mình quản lý. Ngoài ra, trong quá trình đi lại, giao tiếp, người dân cũng cần tuân thủ khai báo y tế đầy đủ để hạn chế nguy cơ lây lan cho bản thân và cộng đồng.
“Biết rằng kiểm soát được hết số F0 hiện nay là rất khó, vì số ca bệnh quá đông, lại kéo theo rất nhiều F1 nữa, song việc khai báo y tế khi di chuyển và thông báo cho cơ quan chức năng khi bản thân không may dương tính vẫn rất cần thiết trong phòng chống dịch. Việc làm này sẽ giúp ích rất nhiều cho lực lượng y tế khi dự đoán tình hình dịch trong tương lai”, BS Hà nhấn mạnh.
F0 đi "lung tung" bị xử phạt thế nào?
Quyết định 219 của Bộ Y tế liệt kê COVID-19 vào danh sách các loại bệnh truyền nhiễm nhóm A. Theo đó, nếu F0 khi biết bản thân là người mắc COVID-19 nhưng cố tình không thực hiện cách ly tại nhà mà vẫn đi lại trên đường thì có thể phải chịu mức xử phạt như sau:
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người nào bị COVID-19 nhưng từ chối hoặc trốn tránh việc cách ly thì sẽ bị phạt tiền 15 - 20 triệu đồng. Như vậy, nếu biết mình mắc COVID-19 nhưng F0 vẫn đi lại bình thường, không cách ly điều trị tại nhà thì có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.
Không chỉ bị phạt hành chính, căn cứ Điều 1 Công văn 45/TANDTC-PC, nếu F0 không tuân thủ quy định về cách ly và lây truyền dịch bệnh COVID19 cho người khác thì bị coi là có "hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người" tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.
Ở trường hợp này, F0 vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù 1 - 5 năm. Nếu nghiêm trọng hơn, F0 vi phạm quy định về cách ly có thể bị phạt tù từ 05 - 10 năm nếu làm chết người hoặc khiến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế phải công bố dịch. Phạt tù từ 10 - 12 năm nếu F0 khiến Thủ tướng phải công bố dịch hoặc làm chết 2 người trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
Cả nước ghi nhận 168.719 ca F0, Hà Nội nhiều nhất với 30.693 ca
Tính từ 16h ngày 11/3 đến 16h ngày 12/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 168.719 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 168.704 ca ghi nhận trong nước (giảm 386 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 116.648 ca trong cộng đồng).
Trong ngày 12/3, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 195.000 ca bệnh sau khi cập nhật đầy đủ thông tin.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (30.693), Nghệ An (11.666), Phú Thọ (7.216), Bắc Ninh (5.669), Sơn La (4.872), Hưng Yên (4.492), Lạng Sơn (4.479), Hải Dương (4.460), Tuyên Quang (4.287), Hòa Bình (4.279), Lào Cai (3.539), Nam Định (3.432), Hải Phòng (3.200), Cà Mau (3.200), Gia Lai (3.107), Quảng Ninh (2.988), Quảng Bình (2.921), Quảng Trị (2.827), Vĩnh Phúc (2.823), TP. Hồ Chí Minh (2.804), Bắc Giang (2.794), Thái Bình (2.747), Điện Biên (2.728), Thái Nguyên (2.716), Bình Dương (2.696), Bình Định (2.687), Bình Phước (2.683), Lai Châu (2.599), Ninh Bình (2.507), Cao Bằng (2.442), Hà Nam (2.327), Yên Bái (2.186), Bến Tre (1.981), Hà Giang (1.971), Lâm Đồng (1.735), Khánh Hòa (1.560), Phú Yên (1.555), Đà Nẵng (1.517), Bắc Kạn (1.493), Đắk Nông (1.427), Tây Ninh (1.401), Thanh Hóa (1.338), Vĩnh Long (1.335), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.211), Trà Vinh (1.177), Hà Tĩnh (873), Kon Tum (770), Quảng Ngãi (693), Bình Thuận (646), Quảng Nam (328), Bạc Liêu (293), Đồng Nai (269), Thừa Thiên Huế (242), Long An (202), Cần Thơ (197), Kiên Giang (124), An Giang (94), Đồng Tháp (72), Sóc Trăng (46), Hậu Giang (41), Tiền Giang (27), Ninh Thuận (19), Đắk Lắk (1).
Ngày 12/3/2022, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 195.000 ca, Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 35.949 ca, Sở Y tế Hưng Yên đăng ký bổ sung 33.760 ca và Sở Y tế Phú Thọ đăng ký bổ sung 20.784 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-3.217), Bình Dương (-2.878), Hà Nội (-1.206).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+3.107), Hà Giang (+1.971), Phú Thọ (+864).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 159.273 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.903.147 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 59.759 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.895.555 ca, trong đó có 3.065.216 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (779.115), TP. Hồ Chí Minh (566.515), Bình Dương (336.200), Bắc Ninh (217.725), Nghệ An (205.929).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 84.811 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 3.068.033 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.934 ca.
Số bệnh nhân tử vong:
Từ 17h30 ngày 11/3 đến 17h30 ngày 12/3 ghi nhận 62 ca tử vong tại: Hà Nội (10), Đồng Nai (4), Quảng Ninh (4), Quảng Trị (4), Bạc Liêu (3), Nam Định (3), Nghệ An (3), Ninh Bình (3), Phú Thọ (3), Phú Yên (3), An Giang (2), Bắc Ninh (2), Bình Dương (2), Hà Giang (2), Lạng Sơn (2), Thái Nguyên (2), Bắc Giang (1), Bắc Kạn (1), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Cà Mau (1), Đà Nẵng (1), Điện Biên (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), TP. Hồ Chí Minh (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 81 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.290 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.358.075 mẫu tương đương 81.239.516 lượt người, tăng 218.513 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 11/3 có 686.126 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 199.963.718 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 182.918.691 liều: Mũi 1 là 70.908.458 liều; Mũi 2 là 67.804.343 liều; Mũi 3 là 1.492.917 liều; Mũi bổ sung là 14.437.599 liều; Mũi nhắc lại là 28.275.374 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.045.027 liều: Mũi 1 là 8.748.263 liều; Mũi 2 là 8.296.764 liều.
Số trẻ F0 tăng cao, TP.HCM yêu cầu các viện thêm giường điều trị
Theo Sở Y tế TP.HCM, những ngày gần đây, địa bàn thành phố ghi nhận số lượt trẻ em đến khám tại các bệnh viện nhi do nghi ngờ mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng.
Theo báo cáo của các bệnh viện nhi, đặc điểm chung của trẻ mắc COVID-19 là sốt, ho và đau họng, rất ít các trường hợp có dấu hiệu nặng.
Để chủ động ứng phó với tình huống số mắc ở trẻ em tăng cao, Sở Y tế yêu cầu 3 bệnh viện nhi đồng tăng giường điều trị COVID-19 lên tối thiểu 300 giường (trong đó có 50 giường hồi sức).
Ba bệnh viện được phân công điều trị trẻ em F0 tại TP.HCM là Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Sở Y tế cũng đề nghị các đơn vị tăng cường hỗ trợ chuyên môn, tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và điều trị trẻ em mắc COVID-19 theo phác đồ của Bộ Y tế.
Khu vực chờ test nhanh COVID-19 và phòng khám sàng lọc trẻ nghi nhiễm tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đông đúc sáng 9/3. (Ảnh: Zing)
Bên cạnh đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 được phân công làm đầu mối tổ chức họp chuyên gia để tham mưu Sở Y tế cập nhật chỉ định xét nghiệm sàng lọc ở trẻ em khi đến khám tại bệnh viện, phù hợp với giai đoạn hiện nay của dịch bệnh.
Các bệnh viện quận, huyện có chuyên khoa Nhi cũng được chỉ đạo tăng tối thiểu 30-50% tổng số giường nội trú dành điều trị cho trẻ em F0. Trẻ chỉ được chuyển lên tuyến trên nếu dấu hiệu chuyển nặng.
Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 2, số lượng trẻ khám ngoại trú dao động từ 400 đến hơn 500, trong đó có 80-90% trẻ có triệu chứng hô hấp có kết quả dương tính.
Mỗi trẻ khi đến khám thường kèm theo 1-2 phụ huynh đi theo chăm sóc, làm thủ tục. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải, bệnh nhi và người nhà phải chen chúc, xếp hàng trong bệnh viện để chờ đợi làm thủ tục, chờ khám.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2, cha mẹ không nên lo lắng quá mức nếu bé sốt, ho thông thường, cần bình tĩnh xử trí như những lần trước trẻ bệnh, không vội vàng hay hoảng loạn.
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế có chuyên môn, chỉ đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện một trong những dấu hiệu có nguy cơ chuyển nặng.
Điều này giúp giảm đáng kể số lượng trẻ đến khám ngoại trú, tiết kiệm thời gian chờ đợi và giảm nguy cơ lây nhiễm cho những trẻ không mắc COVID-19.
Hướng dẫn mới nhất về cấp giấy nghỉ ốm cho F0 ở Hà Nội
Trong văn bản gửi chính quyền xã, phường ngày 10/3, UBND TP Hà Nội quy định rõ thủ tục hành chính, quản lý F0 trên địa bàn thực hiện theo ba bước.
Cập nhật liên tục tin tức Covid-19 trong ngày (Ảnh minh họa)
Đầu tiên, địa phương xác định ca mắc Covid-19 bằng cách tiếp nhận thông tin từ người nghi nhiễm qua đường dây nóng, trung tâm y tế, trạm y tế, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng.
Sau khi có thông tin, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng lên danh sách, cùng nhân viên y tế giám sát trực tiếp hoặc từ xa. Ca bệnh xác định là người có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV bằng phương pháp PCR; người tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm dương tính bằng test nhanh kháng nguyên; người có yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và test nhanh cho kết quả dương tính.
Nhân viên y tế sau đó chuyển danh sách F0 đủ thông tin tới Ban chỉ đạo phòng chống dịch xã, phường, thị trấn.
Ban chỉ đạo ra Quyết định cách ly y tế tại nhà, gửi bản chụp qua điện thoại, zalo tới Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng để chuyển cho F0 và lưu lại bản chính. Nhân viên y tế xã, phường phân tầng điều trị, chuyển tuyến với bệnh nhân tầng 2, 3; kê đơn điều trị ngoại trú cho F0 điều trị tại nhà; ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho F0 điều trị tại nhà có đầy đủ thông tin trong 7 ngày và cập nhật lên hệ thống giám định của ngành Bảo hiểm xã hội để cấp giấy theo quy định.
Trong thời gian F0 điều trị tại nhà, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng phải thường xuyên liên lạc để nắm được sức khỏe người bệnh, hoặc nhân viên y tế trực tiếp tới nhà F0 để thăm khám khi có triệu chứng bất thường.
Cuối cùng, F0 làm test nhanh kháng nguyên vào ngày thứ bảy tính từ khi có quyết định cách ly. Việc xét nghiệm của F0 do nhân viên y tế thực hiện hoặc có sự giám sát của Tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng, bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Nếu kết quả âm tính, Trạm y tế xã, phường cấp Giấy xác nhận khỏi bệnh cho F0 và kết thúc cách ly. Nếu vẫn dương tính, F0 tiếp tục cách ly đủ 10 ngày với người tiêm đủ mũi vaccine, 14 ngày với người chưa tiêm đủ liều. Nhân viên y tế xã phường cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thêm 3 hoặc 7 ngày cho F0 và cập nhật thông tin lên cổng giám định Bảo hiểm xã hội; đồng thời cấp Giấy xác nhận khỏi bệnh, kết thúc cách ly vào ngày thứ 10 hoặc 14, tùy thuộc thời gian F0 kết thúc cách ly.
Như vậy, F0 điều trị tại nhà có thể gửi kết quả xét nghiệm, nhận quyết định cách ly trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa, không bắt buộc đến trạm y tế xã, phường. Việc ký, cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho F0 có nhu cầu do nhân viên y tế xã, phường chủ động làm.
Thời gian qua, nhiều F0 điều trị tại nhà phải ồ ạt ra phường, xếp hàng xin xác nhận khỏi Covid-19 để trở lại đi làm hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH khiến cho nhân viên y tế địa bàn ở Hà Nội bị quá tải..
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận