Xã hội

Covid-19 ngày 14/4: Cả nước thêm 23.012 F0, Hà Nội giảm còn 1.677 ca

14/04/2022, 18:00

Tin tức Covid-19 ngày 14/4 tại Việt Nam mới nhất: Chiều 14/4, Bộ Y tế công bố thêm 23.012 ca COVID-19, tất cả đều được ghi nhận trong nước.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Trong 23.012 ca nhiễm mới có 18.570 ca trong cộng đồng tại 62 tỉnh, thành phố (giảm 1.611 ca so với ngày trước đó).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh là Hà Nội (1.677), Phú Thọ (1.279), Nghệ An (976), Yên Bái (945), Vĩnh Phúc (936), Quảng Ninh (897), TP.HCM (877), Đắk Lắk (850), Lào Cai (748), Tuyên Quang (729), Bắc Kạn (715), Bắc Giang (682), Hải Dương (651), Bắc Ninh (629), Quảng Bình (626), Thái Nguyên (587), Lạng Sơn (520), Thái Bình (516), Lâm Đồng (489), Cao Bằng (429), Hưng Yên (407), Quảng Trị (387), Ninh Bình (360), Sơn La (350), Nam Định (335), Gia Lai (323), Đà Nẵng (316), Điện Biên (300), Hà Tĩnh (273), Tây Ninh (267), Hà Nam (254), Bình Định (252);

img

Chiều 14/4, Bộ Y tế công bố thêm 23.012 ca COVID-19, tất cả đều được ghi nhận trong nước. Hình minh họa

Lai Châu (244), Bình Phước (244), Hòa Bình (234), Quảng Nam (232), Vĩnh Long (227), Bến Tre (216), Cà Mau (211), Đắk Nông (207), Bình Dương (194), Quảng Ngãi (152), Hải Phòng (151), Bà Rịa - Vũng Tàu (143), Hà Giang (113), Thanh Hóa (112), Thừa Thiên Huế (94), Khánh Hòa (92), Phú Yên (82), Long An (81), Đồng Tháp (79), Bình Thuận (67), Kiên Giang (50), An Giang (43), Bạc Liêu (32), Trà Vinh (28), Kon Tum (25), Ninh Thuận (22), Cần Thơ (18), Đồng Nai (16), Sóc Trăng (16), Hậu Giang (5).

Như vậy, sau 24 giờ, Phú Thọ giảm 348 ca, Hải Dương giảm 246, Vĩnh Phúc giảm 211, Bắc Ninh tăng 195, Quảng Bình tăng 154, Ninh Bình tăng 115. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận 7 ngày qua là 27.914 ca/ngày. Ngày 14/4, cả nước có 85.633 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Kể từ đầu dịch, Việt Nam có 10.320.599 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 104.374 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ 27/4), Việt Nam thêm 10.312.852 ca COVID-19, trong đó 8.853.810 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Trong ngày 13/4, cả nước có 156.509 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine được tiêm tại nước ta hiện là 208.967.215 liều.

Bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi

Sáng 14/4 tại Quảng Ninh, Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi và hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng năm 2022".

Theo thống kê hiện nay trên toàn quốc có khoảng 11,8 triệu trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19, trong số đó ước tính đến nay có khoảng 8,2 triệu trẻ chưa mắc COVID-19. Việc tiêm đủ 2 mũi cho trẻ đủ điều kiện sẽ được ngành y tế thực hiện từ nay cho đến cuối quý II/2022.

img

Hôm nay Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi. Ảnh minh họa: NLD

Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên tiêm vaccine cho trẻ trong độ tuổi này. Dự kiến, trong tuần tới, việc tiêm chủng cho nhóm trẻ này sẽ đồng loạt được thực hiện tại các tỉnh thành phố khác trên cả nước.

Việc tiêm vaccine sẽ được triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng. Với mỗi lô vaccine và từng nhóm trẻ, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Hiện có hai loại vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là vaccine Pfizer và vaccine Moderna. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 4 tuần. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi cùng loại vaccine, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.

Báo Sức khỏe và Đời sống dẫn trao đổi của bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, phản ứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tương tự như đối với nhóm từ 12 - 17 tuổi.

Cụ thể, người tiêm có thể gặp tình trạng đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm, kiệt sức, đau đầu tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm, đau cơ và ớn lạnh.

Theo chuyên gia, một số phản ứng có thể xảy ra gồm phổ biến và bất thường như sốt, phát ban, tím tái, mệt mỏi, li bì,... có thể xảy ra sau 4-8 giờ. Các tình trạng này thường giảm sau 1-2 ngày đầu. Do đó, nếu những biểu hiện này có dấu hiệu trầm trọng trọng hơn, cha mẹ cần liên hệ và đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.

Học sinh tiểu học, mầm non ở Bạc Liêu học trực tiếp trở lại từ ngày 18/4

Ngày 14/4, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu: Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản đồng ý kiến nghị của Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ cho phép các em học sinh quay trở lại trường học trực tiếp từ ngày 18/4/2022, sau hơn một tháng dừng đến trường do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Riêng đối với cấp học mầm non, việc cho trẻ đến trường học trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ.

img

Sau hơn 1 tháng tạm dừng đến lớp do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, học sinh tiểu học và mầm non trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bắt đầu đi học trực tiếp trở lại kể từ ngày 18/4/2022. (Ảnh minh họa)

Đối với học sinh cấp THCS, THPT (kể cả GDTX) vẫn tiếp tục duy trì hoạt động dạy học trực tiếp theo kế hoạch.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan, đợn vị có liên quan khẩn trường rà soát, triển khai thực hiện nghiêm túc các điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và an toàn trường học.

"Chú trọng công tác tổ chức bữa ăn bán trú nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức việc dạy trực tiếp theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, giúp phụ huynh an tâm khi cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học đi học trực tiếp", Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu lưu ý.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng chỉ đạo ngành giáo dục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng, trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo lực học đường khi tổ chức dạy học trực tiếp.

Đang có 1.205 bệnh nhân thở ô xy

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.297.587 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 104.128 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.289.840 ca, trong đó có 8.768.177 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.527.942), TP. Hồ Chí Minh (603.976), Nghệ An (418.676), Bình Dương (382.112), Bắc Giang (377.326).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.770.994 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.205 ca.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 24 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.878 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.