Tin tức Covid-19 mới nhất ngày hôm nay
Số F0 mới giảm xuống thấp nhất trong hơn 2 tháng, còn 14.660 ca. Đây là số mắc mới thấp nhất trong hơn 2 tháng qua. Trong ngày có gần 6.000 ca khỏi và có 10 trường hợp tử vong.
Hôm nay cả nước ghi nhận số mắc mới thấp nhất trong hơn 2 tháng qua.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
Tính từ 16h ngày 16/4 đến 16h ngày 17/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.660 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 14.660 ca ghi nhận trong nước (giảm 3.814 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 11.122 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.253), Yên Bái (801), Quảng Ninh (778), Phú Thọ (749), Nghệ An (746), Tuyên Quang (582), Thái Bình (477), Bắc Giang (534), Thái Nguyên (509), Đắk Lắk (482), Hải Dương (448), Vĩnh Phúc (441), Lào Cai (440), TP. Hồ Chí Minh (427), Bắc Kạn (398), Quảng Bình (398), Gia Lai (368), Hưng Yên (263), Lạng Sơn (258), Bắc Ninh (233), Cao Bằng (224), Sơn La (220), Hà Tĩnh (213), Quảng Nam (208), Ninh Bình (187), Nam Định (186), Bình Định (183), Hà Giang (181), Lâm Đồng (176), Quảng Trị (143), Bến Tre (142), Vĩnh Long (135), Điện Biên (135), Đà Nẵng (131), Đắk Nông (126), Bình Dương (124), Lai Châu (122), Hà Nam (120), Hòa Bình (115), Tây Ninh (114), Thanh Hóa (107), Phú Yên (103), Quảng Ngãi (99), Cà Mau (83), Bình Phước (69), Thừa Thiên Huế (68), Bà Rịa - Vũng Tàu (62), An Giang (42), Sóc Trăng (39), Long An (38), Bình Thuận (37), Kiên Giang (35), Khánh Hòa (28), Kon Tum (22), Cần Thơ (16), Đồng Nai (14), Bạc Liêu (11), Trà Vinh (7), Đồng Tháp (7), Hậu Giang (3).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-340), Phú Thọ (-321), Bình Phước (-287).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (+50), Sóc Trăng (+39), Bình Dương (+25).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 20.986 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.432.617 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.506 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.424.870 ca, trong đó có 8.934.029 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.533.658), TP. Hồ Chí Minh (606.626), Nghệ An (475.974), Bình Dương (382.676), Bắc Giang (380.351).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5.472 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 8.936.846 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.070 ca.
Số bệnh nhân tử vong:
Từ 17h30 ngày 16/4 đến 17h30 ngày 17/4 ghi nhận 10 ca tử vong tại: Kiên Giang (4), Bến Tre (3), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Đồng Tháp (1). Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.944 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.401.126 mẫu tương đương 85.684.619 lượt người, tăng 23.825 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 16/4 có 182.326 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 209.483.478 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 192.227.208 liều: Mũi 1 là 71.422.066 liều; Mũi 2 là 68.533.814 liều; Mũi 3 là 1.505.636 liều; Mũi bổ sung là 15.063.168 liều; Mũi nhắc lại là 35.702.524 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.243.856 liều: Mũi 1 là 8.829.764 liều; Mũi 2 là 8.414.092 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 12.414 liều (mũi 1).
Hà Nội đồng loạt tiêm vắc-xin cho trẻ
Sở Y tế Hà Nội cho biết gần 1.000 học sinh đầu tiên ở 3 quận, huyện của thành phố đã được tiêm vắc-xin Covid-19, gồm Hà Đông, Phú Xuyên, Sóc Sơn.
Tại các điểm tiêm này, nhà trường bố trí các khu vực theo đúng quy trình một chiều từ tiếp đón, khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sau tiêm. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị cấp cứu, đội phản ứng nhanh, xe cấp cứu.
Sáng nay (17/4), TP Hà Nội đồng loạt triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Trong quá trình tiêm, cán bộ y tế tư vấn cẩn thận cho phụ huynh và các em học sinh về loại vắc-xin, liều lượng, cách theo dõi sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt, nếu có phản ứng bất thường về sức khỏe, gia đình cần liên hệ với cán bộ y tế hoặc đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nhằm giám sát chặt chẽ công tác tiêm chủng, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra tại một số điểm tiêm. Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết sáng nay, 17/4, việc tiêm chủng sẽ diễn ra đồng loạt trên toàn thành phố.
Theo rà soát, TP Hà Nội có hơn 1 triệu trẻ thuộc diện tiêm chủng, trong đó hơn 157.000 trẻ thuộc khối mẫu giáo, 743.200 trẻ thuộc khối tiểu học và hơn 102.100 trẻ thuộc khối THCS (năm học 2021-2022). Ngoài ra, có hơn 6.600 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi không đi học nhưng sinh sống trên địa bàn thành phố. TP Hà Nội phấn đấu 95% trẻ đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tiêm đủ 2 liều vắc-xin phòng Covid-19.
Bộ Y tế cho biết cả nước sẽ đồng loạt triển khai tiêm chủng cho nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tuần tới. Việt Nam hiện có 11,8 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vắc-xin Covid-19.
Trong số này, khoảng 8,2 triệu trẻ chưa mắc Covid-19 sẽ được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin trong quý II/2022. Còn khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc Covid-19 sẽ tiêm vắc-xin sau khi khỏi bệnh 3 tháng.
Ngày 16/4, cả nước có 18.474 ca nhiễm mới
Tính từ 16h ngày 15/4 đến 16h ngày 16/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 18.474 ca nhiễm mới (giảm 1.602 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 13.299 ca trong cộng đồng).
Ngày 17/4, TP.HCM tiếp tục tiêm vaccine cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Hình minh họa
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.361), Phú Thọ (1.070), Bắc Giang (874), Nghệ An (853), Quảng Ninh (824), Yên Bái (807), Vĩnh Phúc (672), Tuyên Quang (631), TP. Hồ Chí Minh (603), Thái Bình (593), Đắk Lắk (565), Thái Nguyên (512), Bắc Kạn (503), Lào Cai (479), Hải Dương (437), Quảng Bình (434), Gia Lai (393), Điện Biên (382), Bình Phước (356), Lạng Sơn (351), Cao Bằng (306), Bắc Ninh (298), Hà Giang (291), Hưng Yên (287), Lâm Đồng (280), Nam Định (277), Sơn La (266), Hòa Bình (244), Tây Ninh (242), Hà Tĩnh (241), Ninh Bình (234), Đà Nẵng (225), Bình Định (218), Quảng Nam (214), Quảng Trị (213), Hà Nam (198), Lai Châu (175), Cà Mau (160), Vĩnh Long (159), Đắk Nông (131), Bà Rịa - Vũng Tàu (118), Thanh Hóa (105), Phú Yên (103), Bình Dương (99), Bến Tre (92), Quảng Ngãi (88), Thừa Thiên Huế (73), Bình Thuận (68), Khánh Hòa (59), Long An (50), Hải Phòng (43), Bạc Liêu (42), An Giang (35), Kiên Giang (35), Trà Vinh (24), Đồng Tháp (23), Kon Tum (21), Hậu Giang (14), Đồng Nai (11), Cần Thơ (5), Tiền Giang (4), Ninh Thuận (3).
Ngày 16/4/2022, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 4.880 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-208), Hải Dương (-173), Vĩnh Phúc (-141).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Điện Biên (+176), Bình Phước (+146), Hà Giang (+89).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 22.925 ca/ngày.
1.191 bệnh nhân đang phải thở ô xy
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.417.887 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.358 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.410.140 ca, trong đó có 8.928.557 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.532.405), TP. Hồ Chí Minh (606.199), Nghệ An (475.228), Bình Dương (382.552), Bắc Giang (379.817).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 68.330 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.931.374 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.191 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 925 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 87 ca; thở máy không xâm lấn: 32 ca; thở máy xâm lấn: 144 ca; ECMO: 3 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy trong ngày là 1.191 ca
Cả nước có 10 ca tử vong
Từ 17h30 ngày 15/4 đến 17h30 ngày 16/4, cả nước ghi nhận 10 ca tử vong tại: Đắk Lắk (2), Bến Tre (1), Bình Định (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Lạng Sơn (1), Phú Thọ (1), Sóc Trăng (1), Vĩnh Long (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 20 ca; Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.934 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Rối loạn nhịp tim sau Covid-19
Sau khi mắc Covid-19, nếu cảm thấy tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, bạn nên liên hệ với bác sĩ. Các triệu chứng của nhịp tim nhanh hoặc không đều có thể bao gồm: Cảm thấy tim đập nhanh hoặc bất thường trong lồng ngực (đánh trống ngực).; Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt, đặc biệt là khi đứng; Khó chịu ở ngực.
Những người đang hồi phục sau Covid-19 đôi khi xuất hiện các triệu chứng của tình trạng được gọi là POTS (hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng). Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu có mối liên hệ nào hay không.
POTS không trực tiếp là một vấn đề về tim mà liên quan thần kinh. Chúng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh điều chỉnh nhịp tim và lưu lượng máu. Hội chứng có thể gây ra nhịp tim nhanh khi bạn đứng lên, dẫn đến sương mù não, mệt mỏi, đánh trống ngực, choáng váng...
Những người đang hồi phục sau Covid-19 đôi khi xuất hiện các triệu chứng của tình trạng được gọi là POTS (hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng).
Một số nghiên cứu cũng cho thấy các rối loạn nhịp nguy hiểm, đặc biệt rối loạn nhịp thất như ngoại tâm thu thất, nhanh thất. Các rối loạn này có chiều hướng tăng lên sau nhiễm nCoV.
Người ta nhận thấy tình trạng thiếu máu cơ tim có thể quan sát được ở những người bị bệnh Covid-19 cấp tính với biểu hiện như đau ngực, tăng men tim (troponin, biến đổi điện tim). Điều này có thể giải thích do tần số tim tăng, nồng độ oxy trong máu thấp hoặc thiếu máu. Tình trạng này ít phổ biến hơn ở những người đã sống sót sau mắc bệnh.
Rất ít trường hợp được báo cáo mắc suy tim sau nhiễm SARS-CoV-2. Những trường hợp này có thể gặp do có viêm cơ tim hay nhồi máu cơ tim khi nhiễm virus. Suy tim có thể là tình trạng đã có từ trước và sau nhiễm loại virus này tình cờ tình có thể biểu hiện rõ hơn về lâm sàng.
Trẻ em bị bệnh do nCoV thường không gặp các vấn đề nghiêm trọng như người lớn. Một biến chứng không phổ biến nhưng nghiêm trọng của Covid-19 được gọi là hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em hoặc MIS-C, có thể gây tổn thương tim nghiêm trọng, sốc tim hoặc tử vong.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận