Tin tức dịch Covid-19 mới nhất ngày hôm nay
Tính từ 16h ngày 18/01 đến 16h ngày 19/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.959 ca nhiễm mới, trong đó 23 ca nhập cảnh và 15.936 ca ghi nhận trong nước (giảm 827 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.460 ca trong cộng đồng).
Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.663.218 mẫu tương đương 76.466.675 lượt người
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.909), Đà Nẵng (892), Khánh Hòa (652), Thanh Hóa (628), Trà Vinh (603), Hưng Yên (568), Bến Tre (561), Bình Phước (535), Quảng Ngãi (490), Bình Định (412), Cà Mau (379), Hải Dương (349), Vĩnh Phúc (338), Quảng Nam (336), Bắc Giang (302), Quảng Ninh (297), Bắc Ninh (288), Thừa Thiên Huế (277), Nam Định (274), TP. Hồ Chí Minh (263), Vĩnh Long (251), Hòa Bình (251), Nghệ An (251), Tây Ninh (247), Lâm Đồng (245), Thái Nguyên (196), Thái Bình (187), Phú Thọ (180), Bạc Liêu (177), Bà Rịa - Vũng Tàu (170), Phú Yên (164), Gia Lai (151), Bình Thuận (150), Lạng Sơn (131), Đắk Nông (127), Ninh Bình (126), Quảng Bình (118), Yên Bái (110), Hà Giang (109), Lào Cai (106), Hà Nam (99), Sơn La (99), Hậu Giang (97), Tuyên Quang (89), Đồng Nai (77), Đồng Tháp (75), Cần Thơ (71), Bình Dương (64), Quảng Trị (58), Hà Tĩnh (49), Long An (49), Lai Châu (44), Cao Bằng (43), An Giang (41), Kiên Giang (35), Điện Biên (35), Sóc Trăng (34), Ninh Thuận (30), Tiền Giang (30), Bắc Kạn (14), Đắk Lắk (3).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-203), Đắk Lắk (-178), Bình Định (-170).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (+194), Khánh Hòa (+145), Bến Tre (+91).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.243 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 108 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1), Quảng Ninh (2).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.078.087 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.056 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.071.658 ca, trong đó có 1.786.371 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.950), Bình Dương (292.950), Đồng Nai (99.465), Hà Nội (97.026), Tây Ninh (86.314).
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 33.034 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.789.188 ca Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.588 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.971 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 769 ca; Thở máy không xâm lấn: 142 ca; Thở máy xâm lấn: 686 ca; ECMO: 20 ca.
Cả nước ghi nhận 142 ca tử vong trong ngày 19/1
Từ 17h30 ngày 18/01 đến 17h30 ngày 19/01 ghi nhận 142 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (9) trong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến: Long An (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (16), Kiên Giang (12), Vĩnh Long (11), Bến Tre (10 ca trong 02 ngày), Bà Rịa - Vũng Tàu (9 ca trong 02 ngày), Sóc Trăng (8 ), An Giang (8 ), Tiền Giang (7), Tây Ninh (6), Cần Thơ (5), Cà Mau (5), Hà Nội (4), Khánh Hòa (4), Long An (4), Bình Phước (3), Lâm Đồng (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Hải Phòng (2), Hòa Bình (2), Huế (2), Bắc Ninh (1), Quảng Nam (1), Bình Định (1), Đắk Lắk (1), Nam Định (1), Lào Cai (1), Nghệ An (1), Ninh Thuận (1), Bình Thuận (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 164 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.114 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.663.218 mẫu tương đương 76.466.675 lượt người, tăng 54.122 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 18/01 có 1.569.422 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 171.638.597 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.711.478 liều, tiêm mũi 2 là 72.947.487 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 19.979.632 liều.
Thanh Hóa ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới kỷ lục trong ngày
Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngày 19/01, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 628 bệnh nhân mắc COVID-19 mới, đây là số ca mắc cao nhất trong ngày từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.
Trong số đó, có 437 bệnh nhân phát hiện trong cộng đồng và sàng lọc tại cơ sở y tế tại 24 huyện, thị xã và thành phố của địa phương này. Đứng đầu trong danh sách có ca nhiễm cộng đồng trong ngày là thị xã Nghi Sơn với 96 ca. Tiếp đến là huyện Quảng Xương 62 ca, huyện Nông Cống 43 ca...Còn lại 191 ca bệnh được phát hiện trong khu cách ly.
Tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 14.290 bệnh nhân COVID-19 cộng dồn. Tronng đó, 10.556 người điều trị khỏi được ra viện.Có 18 bệnh nhân tử vong.
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 5.362.818 liều vắc xin phòng COVID-19. Tỷ lệ bao phủ mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 99.58%; tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ mũi đạt 97.2%; trẻ từ 12- dưới 18 tuổi tiêm mũi 1 đạt tỷ lệ 99,4%. Trẻ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ mũi đạt tỷ lệ 84,8%. Có 154.316 người tiêm mũi bổ sung và 35.786 người tiêm mũi nhắc lại.
3 ca mắc Omicron cộng đồng từng đến những nơi nào?
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM cho biết sau khi nhận được báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP về 3 trường hợp nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng, đơn vị đã tiến hành điều tra dịch tễ.
Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 19/1.
Bệnh nhân đầu tiên là bà N.T.N.P (41 tuổi, quốc tịch Việt Nam), ngụ tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Bà P. đã tiêm 3 mũi vắc-xin ngừa Covid-19. Trước đó, ngày 4/1, bà P. được xét nghiệm PCR tại Mỹ, kết quả âm tính. Ngày 5/1, bà từ Mỹ về Việt Nam, nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) trên chuyến bay BN5404 ngày 7/1 và được cách ly tại khách sạn ở TP Nha Trang.
Trong quá trình cách ly tại đây, bà P. ở phòng riêng. Ngày 9/1, bà được xét nghiệm PCR tại CDC Khánh Hòa và cho kết quả âm tính. Ngày 10/1, bà P. bay chuyến VN1345 từ Nha Trang đến TP HCM lúc 16 giờ 30.
Bà P. được 3 người là ông P.D.K (35 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh), bà P.T.N.H. (46 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) và chị T.B.T. (31 tuổi, ngụ quận 11) đón tại sân bay Tân Sơn Nhất. Cả 3 người này cũng đều được tiêm 2 đến 3 mũi vắc-xin ngừa Covid-19.
Khoảng 17h ngày 10/1, tất cả đến nhà một người bạn tại quận Tân Bình. Sau đó, nhóm 3 người (P., K., H.) cùng đi ăn tại nhà hàng Rạn Biển trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3), khoảng 22 giờ thì ra về.
Ngày 11, 12, và 13/1, bà P. ở nhà dọn dẹp, làm việc nhà, không gặp gỡ ai. Tối 13-1, bà ho khan, rát họng nhẹ. Ngày 14/1, bà đến Phòng khám Bernard (quận 3) để lấy thuốc uống rồi về nhà.
Đến ngày 14/1, ông K., bà H. và chị T. có triệu chứng và được phòng khám nêu trên lấy mẫu xét nghiệm, sau đó gửi đến Bệnh viện 30-4 để xét nghiệm PCR, cho kết quả dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 15/1. Ngày 16/1, bà P. cũng có kết quả xét nghiệm dương tính do Bệnh viện 30/4 thực hiện.
Sau khi nghi ngờ các mẫu bệnh phẩm, Bệnh viện 30/4 gửi mẫu xét nghiệm của ông K., bà H. và chị T. qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM để giải trình tự gen. Khi phát hiện dương tính, Bệnh nhân K. và H. đến nhà bệnh nhân P. để cách ly, điều trị; riêng bệnh nhân T. tự cách ly tại nhà.
Ngày 18/1, phòng xét nghiệm của Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM báo cáo kết quả giải mã 3 mẫu bệnh phẩm của 3 bệnh nhân K., T. và H., cho thấy cả 3 người đã mắc biến thể Omicron. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân K., H., T. và P. đều ổn.
Sau khi điều tra dịch tễ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM đã chuyển 4 bệnh nhân nêu trên đến Bệnh viện dã chiến số 12 (TP Thủ Đức) cách ly, theo dõi, điều trị.
Còn 5.409 ca bệnh nặng đang điều trị
Tính từ 16h ngày 17/01 đến 16h ngày 18/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.838 ca nhiễm mới, trong đó, 75 ca nhập cảnh và 16.763 ca ghi nhận trong nước (tăng 438 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 12.151 ca trong cộng đồng).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.609.096 mẫu
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.935), Hải Phòng (1.139), Đà Nẵng (943), Trà Vinh (638), Bình Định (582), Thanh Hóa (544), Bình Phước (514), Khánh Hòa (507), Bắc Ninh (491), Bến Tre (470), Quảng Ngãi (462), Hưng Yên (374), Cà Mau (354), Quảng Ninh (354), Tây Ninh (335), Vĩnh Phúc (305), Hải Dương (302), Quảng Nam (287), Hòa Bình (261), Thừa Thiên Huế (257), Nam Định (249), Vĩnh Long (245), Lâm Đồng (240), TP. Hồ Chí Minh (226), Bà Rịa - Vũng Tàu (226), Bắc Giang (223), Nghệ An (186), Đắk Lắk (181), Bình Thuận (180), Phú Thọ (166), Bạc Liêu (165), Tuyên Quang (147), Thái Nguyên (132), Thái Bình (124), Kiên Giang (123), Hà Giang (120), Đắk Nông (117), Hậu Giang (105), Yên Bái (100), Kon Tum (98), Hà Nam (98), Lạng Sơn (96), Quảng Bình (96), Ninh Bình (93), Lào Cai (92), Phú Yên (84), Cần Thơ (77), Đồng Tháp (74), Sơn La (69), Gia Lai (62), Điện Biên (54), Tiền Giang (53), Đồng Nai (49), Quảng Trị (45), An Giang (45), Hà Tĩnh (40), Ninh Thuận (38), Bình Dương (37), Long An (35), Lai Châu (33), Sóc Trăng (33), Bắc Kạn (27), Cao Bằng (26).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (-301), Đắk Lắk (-232), Bến Tre (-118).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+501), Thanh Hóa (+186), Trà Vinh (+166).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.261 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 70 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1), Quảng Ninh (2).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.062.128 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.895 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.055.722 ca, trong đó có 1.753.337 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.687), Bình Dương (292.180), Đồng Nai (99.388), Hà Nội (94.117), Tây Ninh (86.067).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.692 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.756.154 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.409 ca; trong đó, Thở ô xy qua mặt nạ: 3.810 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 817 ca; Thở máy không xâm lấn: 116 ca; Thở máy xâm lấn: 647 ca; ECMO: 19 ca.
Cả nước có 184 ca tử vong
Từ 17h30 ngày 17/01 đến 17h30 ngày 18/01 ghi nhận 184 ca tử vong; trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh 13 ca (2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Bình Dương (1), Thừa Thiên Huế (1). Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (30 ca trong 2 ngày), Hà Nội (12), Vĩnh Long (12), Kiên Giang (12), Bến Tre (11), An Giang (10), Hậu Giang (9), Cần Thơ (9), Bình Dương (8 ), Sóc Trăng (7), Tiền Giang (7), Bình Phước (6), Đồng Nai (5), Khánh Hòa (4), Tây Ninh (4), Bình Thuận (4), Bạc Liêu (4), Lâm Đồng (3), Trà Vinh (3), Hải Dương (2), Đà Nẵng (2), Bắc Ninh (2), Ninh Bình (1), Cao Bằng (1), Quảng Trị (1), Quảng Ngãi (1), Cà Mau (1).
Số bệnh nhân nặng đang điều trị trong ngày 19/1 là 5.409 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 169 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.972 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.609.096 mẫu tương đương 76.406.898 lượt người, tăng 89.158 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 17/01 có 1.180.424 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 170.124.008 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.645.919 liều, tiêm mũi 2 là 72.673.748 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 18.804.341 liều.
Thủ tướng yêu cầu sớm cho học sinh từ 12 tuổi đến trường sau Tết
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT hướng dẫn các địa phương cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sớm nhất có thể.Ngày 18/1, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xem xét mở cửa trường học trở lại.
Theo thông báo, Thủ tướng đặc biệt quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ với khó khăn, trở ngại của học sinh, sinh viên và giáo viên trong việc dạy và học trực tuyến.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT hướng dẫn các địa phương cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp sau Tết.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Y tế tổ chức ngay hội thảo trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và các địa phương thống nhất lộ trình mở cửa trường học trên toàn quốc; báo cáo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kết quả và đề xuất cụ thể để xem xét, quyết định.
Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện truyền thông tạo sự đồng thuận xã hội về việc mở cửa an toàn trường học trở lại. Đồng thời, Bộ hướng dẫn các địa phương cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp an toàn sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sớm nhất có thể, nhất là đối với các địa phương có tỷ lệ cao trong việc tiêm đủ liều vaccine cho đối tượng 12 - 17 tuổi.
Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức an toàn, phòng chống dịch COVID-19 để cho trẻ em, học sinh từ 5 - 11 tuổi đi học trực tiếp trở lại.
Đối với Bộ Y tế, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tổ chức hội thảo khoa học, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước và tham khảo tổ chức WHO để báo cáo cấp có thẩm quyền về tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi.
Bộ Y tế đề nghị chấn chỉnh, các tỉnh, thành vẫn 'bình chân như vại' cách ly người về quê ăn Tết
Mặc dù Bộ Y tế đã có công văn đề nghị cách tỉnh, thành chấn chỉnh việc cách ly người về quê ăn Tết kiểu "mỗi nơi một phách", gây khó khăn cho người dân, nhưng đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa có động thái điều chỉnh quy định cách ly.
Một số địa phương tại Hà Tĩnh dán biển "Nhà có người đang cách ly y tế" đối với người dân từ các tỉnh, thành về quê đón Tết . Ảnh: Tuổi trẻ
Chấn chỉnh ngay các biện pháp chống dịch không phù hợp, 'nay đóng mai mở' hàng quánVề quê đón Tết ở đâu phải cách ly, xét nghiệm?Xã khóa cổng gia đình có người cách ly tại nhà, huyện chỉ đạo mở khóa vì phản cảm.
Ngày 17/1, Bộ Y tế có văn bản gửi chủ tịch UBND tỉnh, thành về việc chấn chỉnh các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp.
Tại công văn này, Bộ Y tế cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 242 ngày 11/1 của Văn phòng Chính phủ về việc chấn chỉnh một số sự việc báo chí phản ánh, người dân phản ảnh một số địa phương áp dụng biện pháp quản lý, cách ly chưa phù hợp...
Hiện tại, việc đi lại, thông thương, học hành... đều đang áp dụng nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế, trong đó quy định chỉ cách ly với người đến từ khu vực đang cách ly y tế hoặc vùng đỏ. Tuy nhiên, cách làm của các địa phương hiện nay lại "mỗi nơi một phách", gây khó khăn cho người dân và cũng không có tác dụng chống dịch rõ ràng.
Nhiều chuyên gia đầu ngành về y tế, đại biểu Quốc hội cho rằng việc các địa phương quy định cách ly người về quê ăn Tết như hiện nay không còn phù hợp, cần phải thay đổi.
Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn "bình chân như vại", chưa điều chỉnh quy định cách ly người dân về quê ăn Tết, mỗi tỉnh, thành làm mỗi kiểu, không thống nhất.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận